Như Lai có phương tiện, đoạn này là nói đến phương tiện lực dụng của chúng ta. Pháp phương tiện là gì vậy? chính là một câu lục tự hồng danh, công phu thật sự đắc lực, trong 24 giờ đồng hồ danh hiệu không gián đoạn, người này có thể đem ngã kiến, ngã ái, ngã mạn, ngã si, dùng một câu danh hiệu để thay thế. Ở trong Mật tông, thì dùng một câu Lục Tự Đại Minh chú để thay thế. Sự tu tập của Chương Gia đại sư, chính là câu Lục Tự Đại Minh chú, trong 24 giờ không hề gián đoạn, khi tiếp khách, chúng tôi học Phật pháp với Ngài cũng như vậy, khi ngài tiếp tôi, thường thường là hai tiếng đồng hồ. Ngài Kim Cang trì, chúng ta thấy miệng Ngài mấp máy nhưng không có âm thanh, ngài trì chú, ngài trì chú gì? Án Ma Ni Bát Di Hồng. Miệng đọc chú, tay kiết ấn, tâm quán tưởng. Ngài cũng đem câu thần chú này truyền lại cho tôi, kêu tôi thường xuyên đọc. Tôi thỉnh giáo với Ngài, ý nghĩa của câu thần chú này là gì? Ngài đã dạy tôi. Án là thân thể, Ma Ni là hoa sen, chúng ta có thấy trong kinh cũng có dịch, Ma Ni là hoa sen, Ma Ni là bảo trì, đây là bảo trì của tiếng Tây Tạng, Hồng, chữ Hồng cuối cùng là ý. Chúng ta liên kết lại mà nói, thân – liên hoa – bảo trì – ý, đây là ngữ pháp của phạm văn Ấn độ, y theo ngữ pháp của Trung quốc mà nói, bảo trì thân tâm, ý là tâm, giống như liên hoa vậy. Hoa sen ra khỏi bùn mà không nhiễm ô, bùn dụ cho lục đạo, nhiễm là nhiễm ô. Hoa sen nở trên mặt nước, cọng sen thì ở trong nước, nước tượng trưng cho tứ thánh pháp giới, tịnh độ chính là Phương Tiện Hữu Dư Độ, hoa sen nở ở trên cùng, nhiễm tịnh đều lìa bỏ, đó là Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Bạn xem bùn, rễ sen mọc ở trong bùn, bùn tượng trưng cho lục đạo- nhiễm. Cọng sen mọc trong nước, nó không ở trong bùn, mà ở trong nước, nước tượng trưng cho thanh tịnh, hoa nở trên mặt nước, có nghĩa là Nhất Chân Pháp Giới. Tôi mới hiểu được câu thần chú này ý nghĩa hay quá! Tâm bất ly khẩu, khẩu bất ly tâm, niệm niệm nghĩ rằng thân tâm của mình giống như hoa sen, chẳng những không nhiễm Lục Đạo, mà Pháp Giới Tứ Thánh cũng không nhiễm, bạn nghĩ xem ý nghĩa này hay quá, tâm quán tưởng. Tịnh tông của chúng ta dùng Nam Mô A Di Đà Phật, một câu danh hiệu này cũng là sáu chữ, sáu chữ này có nghĩa là gì? Nam Mô có nghĩa là quy y, có nghĩa là quy mạng, A dịch là vô, Di Đà dịch là Lượng, Phật dịch là Giác, Vô Lượng Giác là Chân Như Tự Tánh của chính mình, A Di Đà Phật là chân như tự tánh của chính mình, quy y Vô Lượng Giác, quy mạng Vô Lượng Giác, bạn coi nghĩa là như vậy, cho nên bạn phải hiểu ý nghĩa này. Vô Lượng Giác là cái vốn sẵn có của mình, chứ không phải tìm cầu bên ngoài.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 33
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Chuyển ngữ: Tử Hà
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày 08 tháng 05 năm 2010
Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu