Học Phật mà vẫn không thể buông bỏ, vậy phải làm sao? Người đời “tâm kiên ý cố”, kiên ở đây là keo kiệt, không nỡ, thậm chí ngoan cố. Tiền tài có mất, trong tâm càng thêm căm hận, ưu phiền lo nghĩ, không lúc nào thảnh thơi, nên nói “vô năng tung xả”, tung xả nghĩa là buông bỏ. Thật sự chịu buông bỏ, thì sẽ được tự tại. Học Phật hiểu rõ đạo lý này, nhưng vẫn không buông bỏ được.
Có rất nhiều người đến kể khổ với tôi, phải làm thế nào? Tôi nói có cách. Quý vị nghe Kinh nhiều vào. Một năm không buông bỏ được, nghe thêm năm nữa; hai năm không buông bỏ được, nghe thêm hai năm, nghe cho đến 8 năm, 10 năm, tự nhiên sẽ buông bỏ được. Có một số người nghe đến 20 năm, 30 năm, bản thân cũng đã gần 60,70 tuổi, giác ngộ rồi, buông bỏ được rồi, vẫn còn kịp!
Chỉ cần quý vị buông bỏ, thân tâm vui vẻ. nhất định phải hiểu được rằng, số tôi không chết vì đói, không có đồng nào tôi cũng không chết đói, đến lúc đó tự nhiên sẽ được ăn no; tôi không phải số chết rét, ngày đông gió tuyết tôi cũng có thể vượt qua, tin vào vận mệnh. cổ nhân có lòng tin kiên định với những điều này, họ tin tưởng bản thân. con người bây giờ không có lòng tin, đối với người khác luôn hoài nghi.
Bản thân đã có tiền tài, suốt ngày phải sốt ruột lo lắng, sợ mất đi, hà tất phải thế! Tại sao không đem số tiền đó đi bố thí. Quý vị bố thí cho 1 làng, người cả làng cảm ơn Quý vị, Quý vị bố thí một thành phố, một thành phố biết ơn Quý vị, công đức to lớn như thế!
Nhiều người đến chăm sóc Quý vị như thế, còn gì để buồn?
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm
_()_PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU_()_