Từ xưa các cổ Đức trong Tịnh Độ Tông thường hay khuyên người:
“Nói ít một câu chuyện,
Niệm nhiều một câu Phật,
Đánh chết được vọng niệm,
Pháp thân liền hiển lộ”.
Những lời dạy này rất có đạo lý, đây là các Ngài căn cứ vào căn tánh của đại chúng niệm Phật mà nói. Bởi vì đa phần đại chúng niệm Phật căn tánh không cao, tư tưởng luôn trong trạng thái hỗn loạn, ý chí không thể tập trung. Có thể nói đây chính là điểm chí mạng của những người niệm Phật chúng ta. Người có điểm chí mạng này dù có tu bất cứ pháp môn nào khác cũng đều không thể thành tựu.
Chúng ta hãy nhìn đến những người niệm Phật được vãng sanh từ xưa đến nay, đại đa số khi được hỏi đến Kinh gì, Giáo gì họ đều là cái gì cũng đều không biết.
Vậy họ biết cái gì ?
Họ chỉ biết đến một câu Phật hiệu A Di Đà Phật mà thôi. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi khắc họ chỉ biết niệm mỗi một câu Phật hiệu này mà thôi. Họ niệm Phật được vài năm thì đều là đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh, biết trước ngày giờ vãng sanh. Nói một câu thật lòng thì chúng ta ngày nay niệm Phật so với họ đều chẳng bằng. Họ rất đáng để chúng ta học theo.
Trong thời khóa sáng tối của mình, chúng ta hãy chuyên tâm mà trì danh. Nếu như công việc gia đình quá bận rộn, thì trong mỗi thời khóa ta hãy niệm 1000 câu Phật hiệu, còn như bận rộn hơn nữa thì ta niệm 100 câu Phật hiệu, hoặc niệm một xâu chuỗi dài 108 câu cũng rất tốt. Ở đây chúng ta phải ghi nhớ chính mình cần phải siêng năng niệm Phật, dù niệm nhiều hay niệm ít đều không quan trọng, mà quang trọng là nhất định không được bỏ xót bất cứ một ngày niệm Phật nào hết. Bình thường thì cứ tán niệm, mỗi khi nhớ đến Phật thì liền lập tức niệm. Cho nên xâu chuỗi niệm Phật đeo ở trên cổ tay là có tác dụng gì? Là để nhắc nhở ta niệm Phật, mỗi khi nhìn thấy xâu chuỗi là liền nhớ Phật niệm Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật…
Tất cả những sự vụ trên thế gian này nếu chẳng liên quan đến mình thì cần phải buông xuống, không nên đi tìm hiểu nó, không cần suy nghĩ đến nó, cũng không cần nói đến nó. Nếu chúng ta đối với tất cả sự vụ của thế gian đều để tâm đi tìm hiểu , rồi ngày ngày nghĩ đến nó, giờ giờ nói đến nó….thì đây là chính mình đang tạo nghiệp. Khi ta nghĩ đến thì là ý nghiệp, nói đến là khẩu nghiệp, tất cả đều là nghiệp. Vậy thì vì sao ta không tranh thủ thời gian đó để mà niệm Phật, sao cứ phải đi tạo nghiệp chứ ?
Cho nên trong đời này chúng ta có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới hay không đều không phải do Phật, Bồ Tát quyết định, mà là do bởi chính ta quyết định con đường vãng sanh của chính mình.
Ân Sư Tịnh Không.
_ Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của Pháp Sư Tịnh Không_
Xin Thường Niệm : A Di Đà Phật.
Cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Quốc.