Hiện nay tu pháp bố thí, tu công đức lớn nhất. Ví dụ quý vị thành lập một đài truyền hình, họ bỏ ra năm đồng, mười đồng, ủng hộ cho đài truyền hình này, làm như vậy là tu pháp bố thí. Trong đó tôi cũng có một phần công đức của pháp bố thí, lợi ích chân thật! Quý vị biết ở trước ti vi, trước màn hình vi tính, có bao nhiêu người học tập? Chỉ cần có một hai người tu hành chứng quả, công đức này là chân thật, không phải giả. Mắt thường chúng ta có thể thấy được, chúng ta không thấy được càng nhiều hơn, chúng ta không nói đến điều này. Vì người bây giờ nói đến khoa học, đợi khoa học tiến bộ hơn, máy móc phát triển hơn, khiến chúng ta thấy được ngạ quỷ, có thể thấy được cõi trời tôi sẽ tin. Bây giờ chưa có công cụ này, đợi có công cụ này chúng ta sẽ biết, chân thật không hư vọng.
Chúng ta hiểu được đạo lý này, hòa thượng còn làm gương cho chúng ta. Hòa Thượng đây là đại sư Ấn Quang. Khi tôi học kinh điển với thầy Lý ở Đài Trung, sư phụ của thầy Lý là đại sư Ấn Quang, Tịnh độ là Tổ sư Ấn Quang truyền cho thầy, suốt đời thầy tu học theo pháp môn này. Thầy học kinh điển, kinh điển là Mai Quang Hy truyền cho thầy. Thầy Mai cũng là cư sĩ, là cậu của Hoàng Niệm Tổ, là bạn tốt của cư sĩ Hạ Liên Cư, bạn đồng tu, Hạ Liên Cư hội tập kinh này. Ở sau chúng ta chưa giảng đến, 48 nguyện trong phẩm thứ sáu, thầy Mai cũng tham dự. Ba người họ dùng thời gian ba tháng để hội tập phẩm này, phẩm này là phẩm quan trọng nhất của toàn kinh.
Suốt đời của đại sư Ấn Quang, tất cả mọi thứ cúng dường ngài nhận được đều làm một công việc – In ấn kinh. Ngài dùng tiền thập phương cúng dường mở một xưởng in, tự mình in ấn, tự mình xuất bản, chính là hoằng hóa xã tại chùa Báo Quốc Tô Châu. Hoằng hóa xã xuất bản rất nhiều sách, hiệu đính rất chính xác, trong thời cận đại có thể nói nó là bản đẹp. Đây là đại sư Ấn Quang tiếp nhận tứ chúng cúng dường, ngài không dùng một đồng nào, tất cả đều dùng vào công việc này. Khi gặp thiên tai như đói khát, hạn hán, lũ lụt, ngài rút ra mấy ngàn trong khoản tiền in kinh để cứu tế, lúc đó mấy ngàn là đồng bạc, rút ra hai ba ngàn đồng bạc đi cứu tế. Toàn bộ đều dùng để in sách kinh, sách hay. Tôi học cúng dường pháp từ đại sư, tôi có tiền không làm gì khác, cũng làm việc này. Cả đời tôi dùng tiền vào ba nơi, số lượng lớn nhất là ấn tống kinh luận sách hay. Chúng tôi in Đại Tạng Kinh, chắc sắp được mười ngàn bộ, sách hay đều in đem đi tặng. Việc thứ hai là phóng sanh, phóng sanh là tùy duyên. Có người làm việc phóng sanh này, tôi đều tùy duyên cúng dường, đây là chuộc tội cho bản thân. Lúc trẻ, vào thời kỳ kháng chiến, không biết những điều này. Thích săn bắn, tôi săn bắn suốt ba năm, vì thế tôi bắn súng rất giỏi, hầu như bách phát bách trúng, mỗi ngày đều đi săn bắn. Khi học Phật rồi mới biết, nghiệp sát này quá nặng. Bởi vậy vừa học Phật là ăn chay, phóng sanh, để chuộc tội. Thứ ba là bố thí tiền thuốc men, tôi tặng tiền vào bệnh viện, chuyên giúp những người nghèo khổ mua thuốc. Tiền tôi có được đại khái đều dùng vào ba phương diện này.
Tôi ở Toowoomba Úc Châu, Toowoomba có một bệnh viện của thành phố, mỗi năm tôi ủng hộ vào đây 120 ngàn tiền Úc. 120 ngàn này là mỗi tháng 10 ngàn tiền thuốc, bố thí thuốc men. Ngoài ra có một trung tâm lâm chung quan hoài do đạo Cơ đốc thành lập, làm rất tốt. Người già sắp lâm chung, họ chăm sóc rất chu đáo, không phân biệt Tôn giáo. Chúng ta là Phật tử, họ dùng nghi thức Phật giáo cho chúng ta, chúng tôi thấy như thế rất hoan hỷ. Họ thiếu kinh phí đến nhờ tôi ủng hộ, tôi cảm thấy công việc này rất tốt, tâm lượng rộng rãi. Không chỉ là đạo Cơ đốc, Tôn giáo nào họ cũng đều hiệp trợ, dùng tâm bình đẳng. Mỗi năm tôi cũng ủng hộ họ 120 ngàn, nghĩa là một tháng 10 ngàn, mỗi năm sau tết là đưa đi, đây là bố thí vô úy.
Tôi thường nói, tôi sẽ không bị bệnh, vì sao vậy? Vì tôi không có tiền thuốc, tiền thuốc đều bố thí hết. Nếu người ta mua bảo hiểm y tế, nhất định bị bệnh, vì sao vậy? Nếu không bảo hiểm họ không dùng đến, trong tâm họ có bệnh! Trong tâm chúng tôi không có bệnh, tiền thuốc men đều bố thí hết. Nhưng điều này đều là đại sư Ấn Quang dạy. Quý vị xem Văn Sao của ngài, hành nghi một đời của ngài. Bình thường bản thân nhất tâm niệm Phật, nhất tâm cầu sanh Tịnh độ, điều này quan trọng hơn tất cả. Sanh Tịnh độ là thành Phật, chắc chắn, vì sao không làm.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 177)