Đây là con đường tắt trong tiệm tu, một đời chắc chắn thành tựu. Thành tựu sớm hay muộn, về thế giới cực Lạc có quả vị cao hay thấp, vẫn ở chỗ buông bỏ. Thế mới biết được việc buông bỏ quan trọng mức nào. Vì sao Đức Phật lại nhấn mạnh việc buông bỏ như vậy? Bởi trên thế gian này tất cả đều là giả!
Bây giờ qúi vị muốn quay về chân tánh, trong chân không có giả, cho nên những thứ giả không mang đi được. Nhất định phải hiểu đạo lý này!
Cống cao ngã mạn là giả, ý niệm đố kỵ cũng là giả, tham sân si cũng là giả, chẳng có gì là chân, vì sao không buông bỏ đi? Buông bỏ thì niệm Phật có phần nắm chắc, buông bỏ phẩm vị rất cao. Tam bối cửu phẩm vãng sanh.
Thiện Đạo đại sư nói rất hay: “tổng tại ngộ duyên bất đồng”, ngoài ra không có nguyên nhân gì đặc biệt cả. Bạc địa phàm phu nếu ngộ duyên thù thắng, thì có thể trong một đời này, sẽ sanh về Thật Báo độ thượng phẩm thượng sanh, không khác gì Đức Phật Thích Ca và Lục Tổ Huệ Năng. Sanh về Thật Báo Trang Nghiêm độ ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, thượng thượng phẩm vãng sanh.
Không buông bỏ được là vì sao? Vì không thật sự hiểu! Làm sao đây? Đọc nhiều Kinh, nghe nhiều Kinh. Nếu thật sự học được chiêu tu hành này của bậc cổ nhân, “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, thì quí vị sẽ thành tựu.
Cho nên người chân thật niệm Phật, không phải làm giả đâu nhé. Cái cần buông bỏ phải buông bỏ hết, cái không nên buông bỏ phải giữ cho kiên cố. Pháp môn này dạy chúng ta chấp trì danh hiệu. Chấp là chấp trước, trì là bảo trì, cũng có nghĩa là chấp trì một thứ: “lục tự hồng danh”, thì chắc chắn quí vị đắc sanh tịnh độ.
Trong tâm có Phật, tâm ức niệm, khẩu xưng danh, thân lễ kính, tâm cung kính không được gián đoạn. Chúng ta không đối diện với tượng Phật, vậy tâm cung kính còn hay mất? Vẫn còn! Làm sao có thể sanh khởi?
Quí vị không biết, nếu quí vị thật sự biết tất cả chúng sanh vốn là Phật. Họ là vị Phật nào vậy? Chúng ta niệm Phật A Di Đà, thì họ chính là Phật A Di Đà. Phật A Di Đà ở ngay trước mặt quí vị, Phật A Di Đà ở ngay cạnh quí vị, ở xung quanh quí vị. Tất cả chúng sanh không có ai chẳng phải là Phật Di Đà. “Một là tất cả, tất cả là một”. Đây là chân tướng sự thật! Nếu quí vị hỏi là đạo lý gì vậy?
Trong Kinh Đức Phật đã dạy rất rõ ràng: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, Phật A Di Đà cũng là một pháp, Ngài cũng từ tâm tưởng sanh.
Nếu thật sự hiểu được, tất cả chúng sanh, tất cả người, tất cả động vật, tất cả thực vật, hoa cỏ cây cối, sơn hà đại địa, tất cả đều là báo thân của đức Phật A Di Đà, quí vị khẳng định, nhận biết thì sẽ chứng được báo thân, báo thân của đức Phật Di Đà. Một nguyện lễ kính chư Phật của Bồ Tát Phổ Hiền là quí vị viên mãn. Nếu quí vị còn phân biệt, đây là Phật A Di Đà, còn đó không phải, thì nguyện này của quí vị không được viên mãn. Một là tất cả, tất cả là một là đại viên mãn!..
Trích: TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA TẬP 53
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm