Gặp Phật nghe pháp, gặp được chư Thánh, cúng dường chư Phật, thân cận thiện hữu, tự nhiên an vui, không có các khổ, đức của nó không phải là một. Nếu người thọ mạng ngắn ngủi, di hận mấy lần, khó mà tính kể. Như tách ngọc không đáy vậy. Tách ngọc này là châu báu, dưới đáy nó vỡ rồi, không còn tác dụng của tách nữa, nó không thể đựng nước. Đây là điều đáng tiếc lớn nhất trong lục đạo. Bởi vì nhất định có thọ mạng quí vị mới có thể gặp Phật nghe pháp, quí vị mới có thể gặp thánh hiền thiện tri thức. Đây thuộc về sư đạo. Thân mạng của chúng ta được từ cha mẹ, cho nên không thể bất hiếu. Trong Phật Pháp, trong thế gian pháp, trong giáo dục của cổ thánh tiên hiền, bất hiếu đây là gốc nó đã bị hư rồi.
Đối với người tuổi tác như tôi, người lớn hơn tôi vài tuổi thì càng rõ ràng hơn. Trong ký ức của tôi, lúc chúng tôi còn là trẻ con, quốc gia vẫn còn có một pháp luật như vậy, gọi là “thân quyền xử phân”. Thân tức là cha mẹ của quí vị, cha ruột mẹ ruột của quí vị, họ có quyền lực phân xử, đó là gì? Nếu như họ không thích đứa con bất hiếu này, tố cáo đến quan phủ: các ông giết nó đi. Lập tức chấp hành, không có bất kỳ sự biện bạch nào. Cha mẹ quí vị không cần quí vị nữa, cho nên trước đây có điều pháp luật này cũng tốt, người bất hiếu cũng phải giả bộ có hiếu, cha mẹ không vui tố cáo quí vị đến nha môn, mạng quí vị cũng không còn, thực sự như vậy không ngoa tí nào. Điều luật pháp này bị phế trừ vào năm dân quốc thứ hai mươi mấy đó, trước thời kỳ kháng chiến. Kháng chiến hình như là Dân quốc năm thứ 26, trước thời kỳ kháng chiến. Tôi còn nhớ có một ấn tượng như vậy. Cho nên con người tội lỗi nghiêm trọng nhất, đầu tiên là bất hiếu với cha mẹ, điều thứ hai là dối thầy phản đạo. Ơn của thầy giáo và cha mẹ không khác gì nhau. Huệ mạng của chúng ta có được từ thầy giáo, thân mạng có được từ cha mẹ.
Cho nên Phật Pháp, quí vị xem Tịnh nghiệp tam phước điều thứ nhất vừa mở đầu, câu đầu tiên là “hiếu dưỡng phụ mẫu”, câu thứ hai là “phụng sự sư trưởng”, hai cái rễ này nếu như hư mất, thì luân lý đạo đức toàn bị hủy hết. Bất luận làm việc tốt gì, cũng giống như hoa cắm trong bình không có rễ vậy, đạo lý này rất sâu rất sâu. Người hiện tại không chú trọng nữa, không có ai nghĩ đến nó nữa. Vì thế ngày nay xã hội động loạn, ngày nay thiên tai trên trái đất nhiều như vậy, do đâu mà có? Do hai chữ hiếu kính không còn nữa. Đây là đại căn đại bản của tánh đức. Gốc rễ không còn, thì vấn đề gì cũng xuất hiện hết. Ngày nay muốn cứu xã hội này, phải cứu như thế nào? Chỉ có một con đường sống, nhanh chóng khôi phục giáo dục luân lý đạo đức, khôi phục giáo dục tôn giáo. Đại địa của người xưa, có thể kéo dài năm ngàn năm là nhờ vào giáo dục truyền thống. Ở Tây phương, ở nước ngoài, duy trì xã hội an định hòa bình nhờ vào tôn giáo. Hiện tại khoa học phát triển, người đông phương không cần luân lý đạo đức, văn hóa truyền thống không cần nữa, người tây phương không cần tôn giáo nữa, vấn đề liền xuất hiện.
Hiện tại mọi người đều biết nghiêm trọng rồi, nhà khoa học nêu ra những cảnh cáo, nói với chúng ta, chúng ta nếu còn không nổ lực nghĩ phương pháp để cải tiến, thế giới này sẽ đi đến ngày tận thế. Rất nhiều các nhà khoa học họ đưa ra những số liệu, không phải là tùy tiện mà nói. Nhân loại trú trên trái đất này, có thể kéo dài đến cuối cùng của thế kỷ này, cũng tức là thế kỷ 21. Có thể sống đến năm 2100? Rất nhiều người nói không đáng tin lắm, trái đất này sẽ bị hủy diệt. Vì sao lại bị hủy diệt? Chư Phật Bồ Tát Cổ thánh tiên hiền nói với chúng ta, hiếu và kính không còn, trái đất này sẽ bị hủy diệt. Sẽ nghiêm trọng như vậy, nguyên nhân là gì? Phật Pháp nói rất hay, “cảnh tùy tâm chuyển”. Trái đất là môi trường chúng ta sinh sống. Môi trường sinh sống là ý niệm của nhân loại và đi theo ý niệm đó. Ý niệm của chúng ta là thiện, núi sông đất đai đẹp đẽ, ý niệm của chúng ta bất thiện, núi sông đất đai cũng bị hủy hoại. Từ điều nhỏ mà nói, thân tâm chúng ta mạnh khỏe, tâm địa chúng ta thiện lương, thân tâm mạnh khỏe, tâm hành không thiện lương, thân thể nhất định có bệnh tật. Vì sao vậy? Thân cũng là môi trường của chúng ta, là môi trường gần gũi nhất. Ý niệm chủ tể tất cả!
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 208.