Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Thật là Pháp môn khó tin, nan tín chi pháp

Đức Phật
Nói các quí vị biết thời trẻ tôi hết sức kiêu ngạo, rất tự phụ. Người có thể thuyết phục tôi chẳng nhiều. Tôi có lý luận ngang bướng, hay cường biện, không thể đón nhận Pháp môn này. Nên Thầy Phương Đông Mỹ không dạy niệm Phật, mà giới thiệu triết học Kinh Phật, giới thiệu hai Pháp môn: Pháp Tướng Duy Thức Tông và Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Thầy giới thiệu cho tôi hai môn này. Tôi học Kinh giáo, học giảng Kinh với Thầy Lý. Thầy Lý khuyên tôi tu Tịnh Tông. Tôi theo Thầy 10 năm. Kết quả thế nào?
Chẳng phản đối Tịnh Tông, nhưng tôi không học, không nhận thức, hoài nghi Tịnh Tông, thích Kinh luận Đại Thừa hơn. Thậm chí Thầy dùng rất nhiều phương pháp để dẫn dắt tôi. Thầy bảo: “Con xem Pháp môn này, xưa nay bao nhiêu Thánh hiền hào kiệt đều theo. Nếu sợ mắc lừa thì ta cứ thử để bị lừa một lần cũng đâu sao”.
Tôi vẫn không chịu bị lừa.Thầy dạy tôi đọc Văn Sao của Ấn Quang Đại Sư. Lúc đó Thầy tặng tôi bộ này gồm 4 quyển. Chánh biên thượng hạ hai tập. Tục biên cũng thượng hạ hai tập. Đài Loan lúc đó chỉ có mỗi một bộ. Thầy Lý là học trò của Ấn Quang Đại Sư. Sau khi xem tôi rất cảm phục Tịnh Độ, không phản đối, không dám phê phán, nhưng vẫn không muốn học. Chỉ đặc biệt thích những Kinh luận lớn như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm. Nên tôi đã giảng Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, bên Thiền Tông đã giảng Lục Tổ Đàn Kinh, Kinh Kim Cang, đã giảng Chứng Đạo Ca, Thiền tông tập của Đại Sư Vĩnh Gia. Đấy là thời gian đầu. Tâm quay về Tịnh Độ là do nhân duyên khi giảng Kinh Hoa Nghiêm.
Giảng được nửa bộ Kinh Hoa Nghiêm. Lúc đó một tuần tôi giảng ba lần, mỗi lần một giờ rưỡi, giảng cùng lúc tứ thập và bát thập Hoa Nghiêm. Trong một tuần thì hai ngày giảng Bát thập Hoa Nghiêm, một ngày giảng Tứ thập hoa nghiêm. Cùng lúc giảng như thế đến một nửa thì tình cờ tôi nảy ra ý nghĩ: Đức Văn Thù – Phổ Hiền tu Pháp môn gì thành Phật? Thiện Tài đồng tử tu Pháp môn gì mà thành tựu? Chỗ này tôi chưa giảng đến, còn ở phía sau. Tôi bèn giở ra sau. Lật đến quyển 39 của Tứ thập Hoa Nghiêm thì gặp. Văn Thù – Phổ Hiền không chỉ tự mình niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ, mà còn dẫn 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ trong Hoa Tạng Hải Hội cùng về Cực Lạc. Sự việc này khiến tôi vô cùng kinh ngạc!
Trong Hoa Tạng Hội thì Ngài Văn Thù – Phổ Hiền là bậc Đẳng Giác Bồ Tát, là tay trái, tay mặt của đức Phật Tì Lô Giá Na. Người tu hành được minh tâm kiến tánh ở 10 phương thế giới đều sanh về thế giới Hoa Tạng. Bồ Tát Phổ Hiền lại đem hết đại chúng đến thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Quí vị thử nghĩ xem Đức Phật Tỳ Lô Giá Na có nổi giận không? Sao lại đưa hết người của ta đi thế? Đức Phật Tì Lô Giá Na chẳng những chẳng giận, còn vỗ tay: Hay! Hay lắm! Còn tán thán ngợi khen. Quí vị thấy đó, tâm lượng của Chư Phật khác với chúng ta.
Vì sao vậy? Vì ở thế giới Hoa Tạng thời gian để thành Phật rất dài. Đến thế giới Cực Lạc thì thời gian đó rút ngắn đi nhiều. Thành tựu sẽ cực nhanh. Khi đọc lời Kinh này tôi mới cảm tạ Thầy, trước kia tôi đã thờ ơ. Thầy dụng tâm khuyên dạy mà không chịu tiếp thu. Đọc xong Kinh văn này thì không còn nói gì được, mới thực sự quay lại học Tịnh Độ.
Rất khó! Thật là Pháp môn khó tin, nan tín chi pháp! Cho nên khi tôi giảng, thấy quí vị nghe rồi đều hoan hỉ, đều niệm Phật thì tôi nể phục quí vị lắm. Vì sao vậy? Vì quí vị giỏi hơn tôi nhiều! Thầy Lý độ tôi hết sức gian nan, không dễ chút nào! Thế nhưng khi đã tin thì tôi tin sâu hơn kẻ khác, lòng tin siêu vượt người khác. Thật đấy. Hiểu rõ ràng cặn kẽ rồi tôi mới tin. Nhất quyết không tin khi chưa hiểu, chưa nắm rõ. Quả thực là nan tín chi pháp. Quí vị xem thế nên chư Phật Như Lai thấy người thực sự có thể tin theo Pháp môn này, thì khuyên đừng học gì khác, chỉ đi sâu vào một Pháp môn thôi.
Nói thật, một bộ Kinh A Di Đà hoặc một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một câu A Di Đà Phật là đủ để quí vị thành công rồi, quí vị học những thứ khác nữa để làm gì? Lãng phí thời gian, lãng phí tinh lực thế! Đến Cực Lạc rồi tất cả Kinh giáo quí vị đều thông suốt. Hãy xem hoàn cảnh tu học ở Cực Lạc. Chính bản thân quí vị ngồi trong giảng đường của Phật A Di Đà, không hề rời đi. Tự quí vị có thể phân thân, hóa thân. Phân thân ra thành vô lượng vô biên thân đến 10 phương thế giới lễ lạy, thăm viếng, cúng dường tất cả chư Phật Như Lai. Cúng dường Phật là tu phước, nghe Phật giảng Kinh là tu huệ. Phước huệ song tu thì một ngày tu hơn vô lượng kiếp tu ở thế giới chúng ta. Nơi tốt như vậy mà không đến được sao? Nếu quí vị thật sự hiểu rõ ràng minh bạch rồi, thì không thể không đi. Lực nào ghì lại, không cho quí vị đi, quí vị cũng phải vùng thoát ra, phải đến đó mới được!Nơi đó quá tốt! Ở 10 phương thế giới không có, cho nên Chư Phật Như Lai đều tán thán khen ngợi. Nhất là lớp người chúng ta thật hết sức may mắn. Vì sao vậy? Vì quí vị gặp được quyển hội tập này. Quá sức hay! Thường ít ai biết.
Khi ở Đài Trung, Thầy Lý đưa quyển này cho tôi. Đọc xong tôi rất vui mừng. Thầy đã từng giảng nên dùng bút lông chú giải bên lề. Đánh dấu câu từng đoạn. Đọc xong tôi rất thích, muốn học, muốn giảng ngay. Thầy bảo chưa phải lúc, duyên của anh chưa chín muồi. Có kẻ phản đối sách này, người thì tranh luận. Tuổi tôi còn trẻ, theo học Phật Pháp chưa lâu, mọi người sẽ không phục. Tôi bèn đợi đến khi Thầy vãng sanh. Sách của Thầy trong tay tôi, không ai thấy nó. Để kỷ niệm Thầy, tôi cho in 10 000 quyển có chú giải bên lề của Thầy, cho lưu hành ở nước ngoài. Khi đó tôi đang ở Mỹ. Mọi người đọc xong sách này đều hoan hỉ, yêu cầu tôi giảng. Cho nên lần giảng Vô lượng Thọ Kinh đầu tiên của tôi, là quyển hội tập này ở San Francisco bên Mỹ. Hoằng dương quyển hội tập này ở nước ngoài là tôi, còn trong nước có lão Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ, mỗi mình cụ. Cả hai cùng liên kết nhau bên Mỹ. Cụ nhận lời mời của một số đồng tu ở Mỹ sang Maryland truyền Pháp trong chỉ một tháng. Vậy là cụ mới biết chúng tôi đang giảng quyển hội tập này. Cụ hết sức vui mừng. Quyển chú giải đem theo sang Mỹ lúc đó in Rô nê ô, cụ đem tặng tôi, đọc xong tôi hết rất vui mừng. Hỏi Cụ có bản quyền của sách không? Có bản quyền thì thôi. Không có bản quyền thì tôi đưa về Đài Loan in. Cụ bảo không có bản quyền và còn bảo tôi viết cho lời tựa. Chúng tôi đã biết nhau như thế. Cụ về Bắc Kinh rồi thì cùng năm đó, khoảng 2, 3 tháng sau, tôi cũng đến Bắc Kinh thăm Cụ. Cụ mới kể lại quá trình viết chú giải.
Thật không hề dễ dàng! Sức khỏe yếu, đau ốm, ngày đêm không nghỉ hoàn thành bộ chú giải. Càng không thể tưởng tượng là tư liệu Cụ sưu tập được quá phong phú. Dẫn chứng tổng cộng hơn 190 Kinh luận. Nhờ Tam Bảo gia trì thôi. Sách quý thế tìm ở đâu ra? Sao tìm được! Hễ nghĩ đến là tự nhiên có người đem tặng. Tôi đã thấy số tư liệu đó chất trong phòng Cụ. Ngày nay thật hy hữu ta được gặp quyển hội tập, được đọc bộ chú giải này. Hy hữu trong hy hữu! Đây là phước báo, nhân duyên lớn biết bao! Nên tôi mới cho người chịu tin, chịu hiểu, chịu niệm Phật là thượng thượng căn! Quyết định sẽ thành tựu trong kiếp này.
Tịnh Độ Đại Kinnh Giải Diễn Nghĩa – Tập 384 (Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giả
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm
_()_PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU_()_
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *