“Hạ cánh vân”, ở dưới lại nói: “diệc dĩ đại bi tâm, lợi ích chư quần phẩm, ly dục thâm chánh niệm, tịnh tuệ tu phạm hạnh” bốn câu này là lợi tha, độ tha. Nói cách khác sanh về thế giới Cực Lạc thì tự độ, mà tự độ này là tự độ viên mãn, không phải nói quý vị là Tu Đà Hoàn quý vị là A La Hán, không phải vậy, quý vị đã thành Phật. Quý vị tìm hết Đại Tạng Kinh, cũng không tìm được pháp môn thư hai như vậy. Gặp được pháp môn này! Là phước báu từ vô lượng kiếp ngày nay đã hiện tiền.
Quý vị không biết, nhưng chư Phật Bồ Tát thấy được rất rõ ràng. Quý vị quả nhiên tin thật, nguyện thiết, chư Phật hoan hỷ, không thể không giúp quý vị. Vì sao? Chư Phật hy vọng chúng sanh nhanh chóng thành Phật. Sau khi thành Phật, quý vị giống với chư Phật, quý vị cũng sẽ giống chư Phật Như Lai đại từ đại bi giúp người khác, cũng lấy tâm đại bi lợi ích chư quần sanh. Làm sao giúp họ? Ly dục và sâu vào chánh niệm.
Tứ đức trong Hoàn Nguyên Quán, câu thứ nhất “tùy duyên diệu dụng”, tùy thuận mọi duyên. Thiện duyên ác duyên, thuận cảnh nghịch cảnh, vì sao? Tự mình không có chướng ngại, không có phân biệt chấp trược thì một chút chướng ngại đều không có, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Niệm niệm giúp hết thảy chúng sanh, giáo hóa hết thảy chúng sanh, giúp họ phá mê khai ngộ, tự nhiên họ được ly khổ đắc lạc.
Ly khổ đắc lạc là quả, nhân là phá mê khai ngộ, chính là quý vị làm tấm gương tốt cho họ noi theo. Để họ thấy được hoan hỷ thấy được giác ngộ, muốn học với quý vị. Quý vị có thể giới thiệu với họ, hình dáng này của tôi là học từ Phật A Di Đà, phương thức cuộc sống này của tôi là học ở thế giới Cực Lạc. Họ ngưỡng mộ chúng ta, chúng ta giới thiệu họ đến thế giới Cực Lạc, chúng tan gưỡng mộ thế giới Cực Lạc, chúng ta đang học tập ở thế giới Cực Lạc. Quý vị theo thôi, tôi vẫn làm chưa tốt, chưa đủ viên mãn, A Di Đà Phật viên mãn, A Di Đà Phật ở đâu? ở Kinh Vô Lượng Thọ, ở trong Tịnh Độ Đại Kinh Giải, quý vị đến đây để học thì đúng, ly dục.
Tất cả tội nghiệp đều là tình dục tạo nên, thứ này là gốc rể, phải nhổ sạch tận gốc rể. Sau đó cần phải chánh niệm, không những phải chánh niệm, mà phải chánh niệm thâm sâu, tin thật, hiểu thật và thật sự hành trì. Dùng lời kinh này để nói, chính là phát tâm bồ đề nhất hướng chuyên niệm. Một phương hướng, một mục tiêu, cuộc đời chúng ta không nên băn khoăn cho mình, không nên nghĩ đến người nhà của mình. Vì sao? Đây đều là giả! Quá xem trọng thân thể, quá xem trọng nhà của quý vị, thì quý vị đã mê, quý vị mê quá nặng. Đến bao giờ mới ngóc đầu lên được? Thật sự học Phật. Lúc giảng kinh tôi thường nói: chúng ta sống ở thế gian chỉ có một ngày hôm nay, còn ngày mai? Không có ngày mai, thọ mạng của chúng ta chỉ có một ngày, ngày hôm nay chúng ta nên làm việc gì, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, đều rất rõ ràng, không cần người khác nói.
Chúng ta chỉ có thời gian một ngày, thời gian một ngày này của chúng ta phải siêng năng niệm A Di Đà Phật, chúng ta muốn đi đến thế giới Cực Lạc. Không cần thân này nữa, cuộc sống ở thế gian tất cả các thứ phụ thuộc càng không liên quan, hà tất lưu luyến nó? Cái gì cũng không lưu luyến, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật chỉ có thế giới Cực Lạc, đâu có đạo lý nào không vãng sanh!
Trong kinh điển đại thừa đức Phật thường dạy “hết thảy pháp từ tâm tưởng mà sanh”, tâm tưởng của tôi hôm nay chính là A Di Đà Phật, chính là thế giới Cực Lạc, ngoài cái này ra thì không còn cái gì khác. Thực sự là niệm niệm cầu vãng sanh, không muốn sống nơi này, thân thể này còn ở nơi này, ở một ngày thì sao? Ở một ngày thì hành trì một ngày. Là dựa vào cách làm này của chúng ta, đây chính là làm tấm gương tốt cho mọi người. Cách niệm Phật phải như vậy, cách học Phật phải như vậy thì quá hay.
Còn tham luyến thế gian, tham luyên tự thân, tham luyến bản thân và gia đình. Như vậy là luân hồi trong sáu nẻo, chứ không phải học Phật, đạo lý này không thể không hiểu. Không hiểu thì đã sai cả một đời, đời này chỉ kết duyên với A Di Đà Phật, chứ không thể vãng sanh! Ngày nay nhu cầu bức thiết của chúng ta, là trong đời này tùy thời tùy khắc đều có thể đi được, như vậy mới được. Chúng ta không uổng phí khi đến cuộc đời này, đời này gặp được Phật pháp, học không uổng phí. Xứng đáng với Phật Bồ Tát, xứng đáng với chính mình, xứng đáng với tổ tông, xứng đáng với cha mẹ. Thành tựu chắc chắn ở một đời không thể đợi đến đời sau, cũng cần có tâm đại từ bi, giống như Phật giúp chúng sanh vậy.
Tuệ, tuệ phải tịnh, tịnh là gì? Bên trong không có xen tạp, không có hoài nghi, tuệ này là tịnh tuệ, có hoài nghi có tạp chất thì không tịnh. Hành, hành là tạo tác của chúng ta, tạo tác của lời nói. Phạm hạnh, phạm là thanh tịnh, trong ngôn ngữ tạo tác của chúng ta, cũng không xen lẫn tự tư tự lợi, cũng không xen lẫn thất tình ngũ dục. Thân khẩu của chúng ta liền được thanh tịnh.
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Trích đoạn: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa