
Chúng ta từ trong mê hoặc điên đảo quay đầu trở lại, phải dựa vào giác ngộ. Đây gọi là quy y Phật. Phật là giác ngộ, Phật đại biểu cho sự giác ngộ. Ta có thể đối người, đối việc, đối vật giác mà không mê, thì đây chân chánh gọi là quy y Phật. Ta đối với người, đối với việc, đối với vật mà tư tưởng kiến giải của ta thuần chánh, không có sai lầm, đây gọi là quy y Pháp. Quy y Pháp là từ tư tưởng kiến giải sai lầm quay đầu trở lại, y theo tư tưởng kiến giải chính xác, là ý nghĩa như vậy. Trong tam quy y thì điều này là quan trọng nhất. Tiêu chuẩn của tà chánh là gì? Chúng ta làm thế nào để hiểu được? Ta nghĩ sai, ta nhìn sai, ta nói sai thì sao? Tiêu chuẩn là kinh điển. Cho nên nói, phàm là y theo ý nghĩ của chính mình, cách nghĩ của tôi, cách nhìn của tôi, cách làm của tôi thì sai rồi, là
tạo nghiệp. Hãy buông xuống thành kiến, cách nghĩ, cách nhìn, cách làm của mình. Từ chỗ này mà quay đầu lại, tùy thuận theo giáo huấn của kinh điển thì gọi là quy y Pháp. Phật trong kinh dạy chúng ta làm như thế nào thì chúng ta làm như vậy. Dạy ta không thể làm thì chúng ta không làm. Cho nên đây là tiêu chuẩn. Tam quy y là tiêu chuẩn.