Ngày xưa các bậc tổ tông phân chữ thiện này thành bốn khoa, chính là bốn loại, là ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, thiện tức là bốn loại này. Ta học Phật có thể thành Phật, có thể thành Bồ Tát, nền tảng vững chắc. Ta học đạo có thể thành thần, thành tiên. Bốn khoa mục này chính là giáo dục căn bản, không có nền tảng của bốn khoa mục này, học gì cũng không thành tựu. Không thành tựu nghĩa là mỗi ngày ta tạo nghiệp luân hồi, tương lai phải chịu quả báo trầm luân trong lục đạo. Đức Phật Di Đà từ bi, dùng hoằng nguyện siêu để giúp chúng ta, tiếp dẫn ta Vãng sanh Tịnh Độ, vẫn cần có điều kiện. Điều kiện thứ nhất, mọi người đều sơ suất, quý vị mở kinh văn, Phật gọi là gì?: “thiện nam tử, thiện nữ nhơn”, đây là điều kiện đầu tiên, quý vị học Phật, mình có phải là thiện nam tử, thiện nữ nhân chăng?
Ngày nay chúng ta học Phật, phải học tâm bình đẳng của Phật Di Đà, không được khinh mạn bất kỳ một chúng sanh nào. Đối với bên trong phải tôn trọng tánh đức, đối với bên ngoài phải tôn trọng hết thảy chúng sanh. Tôn trọng tánh đức là tự thương mình, tôn trọng người khác là thương chúng sanh. Người không biết thương mình làm sao có thể thương chúng sanh? Đó là điều không thể xảy ra. Thương người nhất định bắt đầu từ thương mình.
Tánh đức là gì? Cổ nhân đã nói một chữ, gọi là bản tánh vốn thiện, nói đến một chữ thiện. Tam Tự Kinh dạy các em nhi đồng: “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Thiện ở đây không phải thiện của thiện ác, thiện này là gì? Thiện này là tổng xưng của tánh đức. Ngày xưa, các bậc tổ tông phân chữ thiện này thành bốn khoa, chính là bốn loại, là ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức. Bốn loại này, thiện tức là bốn loại này.
Trong ngũ luân chia thành năm cương mục: “Phụ tử hữu thân, phu phụ hữu biệt, quân thần hữu nghĩa, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín”. Nếu thực hiện được năm câu này là thế giới đại đồng, dùng phương pháp gì để đạt được cách trị đại đồng, ngày nay chúng ta gọi là thế giới hòa bình? Chư vị phải biết, thế giới hòa bình, nhất định thực hành từ gia đình hòa thuận. Nếu gia đình bất hòa, xã hội, thế giới không thể hòa, gia hòa vạn sự hưng. Năm câu này thực hiện trong gia đình, dùng phương pháp gì? Dùng ngũ thường. Ngũ thường là tánh đức, nhân nghĩa lễ trí tín, lấy nhân làm gốc. Nhân là gì? Nhân là thương người, suy mình ra người, thương người như thương chính mình. Nghĩa là làm tròn nghĩa vụ, không nghĩ đến báo đáp, không nghĩ đến quyền lợi. Như ngày nay nói, toàn tâm toàn ý phục vụ người khác, trong gia đình phục vụ người trong nhà.
Ngày xưa nhà là đại gia đình, hiện nay không còn, bây giờ rất đáng thương, người mất nhà tan. Thời cổ đại, mỗi gia đình ít nhất là tứ đại đồng đường, đại gia đình. Cho nên không có ngũ luân ngũ thường, nhà không tồn tại, nhà sẽ loạn, nhà sẽ bại. Phải có tứ duy bát đức, lễ nghĩa liêm sỉ, hiếu để trung tín, nhân ái hòa bình. Mỗi người đều phải tuân thủ, mỗi người đều phải thực hành, phải làm được. Đây là tiêu chuẩn làm người, tương ưng với tánh đức. Quý vị học giáo huấn thánh hiền, có thể thành thánh nhân, thành hiền nhân. Ta học Phật có thể thành Phật, có thể thành Bồ Tát, nền tảng vững chắc. Ta học Đạo có thể thành thần, thành tiên. Bốn khoa mục này đúng là giáo dục căn bản, không có nền tảng của bốn khoa mục này, học gì cũng không thành tựu. Không thành tựu nghĩa là mỗi ngày ta tạo nghiệp luân hồi, tương lai phải chịu quả báo trầm luân trong lục đạo, vấn đề là như vậy.
Đức Phật Di Đà từ bi, dùng hoằng nguyện siêu thế giúp chúng ta, tiếp dẫn ta vãng sanh Tịnh độ, vẫn cần có điều kiện. Điều kiện thứ nhất mọi người đều sơ suất, quý vị mở Kinh văn, Phật gọi là gì?: “Thiện nam tử, thiện nữ nhân”, đây là điều kiện đầu tiên. Quý vị học Phật, mình có phải là thiện nam tử thiện nữ nhân chăng? Phải. Quí vị dựa vào điều gì? Việc này có điều kiện đấy.
Thiện nam tử thiện nữ nhân là lấy Thập Thiện Nghiệp làm điều kiện, ta có thực hành Thập Thiện Nghiệp chăng? Thực hành Thập Thiện Nghiệp, ta mới là thiện nam tử thiện nữ nhơn. Nếu đến xưng hiệu này đều không có, tất cả kinh điển Đức Phật nói không có phần của mình. Ta không phải thiện nam tử thiện nữ nhơn, Phật đang nói với thiện nam tử thiện nữ nhơn, họ có phần, mình không làm được nên không có phần, cùng lắm chỉ được ngồi dự thính bên cạnh, không phải học sinh chính khóa.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Kinh Vô Lượng Thọ 11 – Tập 257
Chủ Giảng: HT.Thượng Tịnh Hạ Không.