Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật, Tịnh Độ

Quang trong mỗi người

Quang trong mỗi người

Trên thực tế, mỗi người chúng ta đều có quang, chỉ là bản thân nhìn không thấy. Người có công năng đặc biệt họ nhìn thấy được. Họ nhìn thấy rốt cuộc là thật hay là giả?

Dưới đây Sư Vọng Tây nói, đây là một đại đức Tịnh Tông Nhật bản. Sư nói: rộng nhiếp mười phương hư không vô biên, nên quốc độ cũng vô biên. Quốc độ vô biên nên chúng sanh cũng vô biên, chúng sanh vô biên, nên đại bi cũng vô biên. Ích này là lợi ích, cũng không có bờ mé. Nói tóm lại, muốn lợi ích vô biên, nên quang minh vô biên. Trong quang minh, 48 nguyện đều ở trong đó. Thế Tôn dạy học, thường thường dùng phương pháp quy nạp, 48 nguyện cũng không ngoại lệ. Giống như Kinh Hoa Nghiêm đã nói: Tự tánh đầy đủ trí tuệ, đức năng, tướng hảo. Vậy là bao gồm cả 48 nguyện rồi. Trong tự tánh tánh đức viên mãn. Đều ở trong quang minh mà hiển thị ra, lợi ích khắp pháp giới hư không giới vô lượng vô biên chúng sanh. Hoằng nguyện của Di Đà, trước đây chúng ta đã đọc qua rồi, trong một nguyện thành chánh giác này, nói chung chính là hi vọng chúng sanh, trong một đời này viên mãn thành Phật. Ngài không có tâm nguyện nào khác chỉ có một nguyện này. 48 nguyện nguyện nguyện đều là giúp chúng ta thành tựu viên mãn.

“Lợi ích vô biên”, lợi ích này có hai ý nghĩa. Thứ nhất là được Phật quang chiếu đến, Chư Phật Như Lai, trí tuệ, thần thông, đạo lực của họ, gia trì viên mãn trên thân chúng sanh này. Ý nghĩa thứ hai là chúng sanh tiếp thu Phật quang soi chiếu đắc được tánh đức viên mãn của tự tánh, cho nên Phật quang vô biên.

Y theo ý nghĩ của Sư Vọng Tây, đoạn văn dưới đây cũng có chung giải thích. Muốn lợi ích vô biên nên quang minh vô biên. Câu dưới đây quan trọng –  “cụ đức vô tận”. Đức này là tự tánh vốn có đủ, không phải là tu thành, là trong tánh đức lưu lộ viên mãn.

Dưới đây nói, tuyệt thắng chư Phật, thắng cả quang minh của nhật nguyệt ngàn vạn ức lần. Phẩm quang minh biến chiếu của kinh này nói, đây là phẩm thứ mười hai. Chư Phật quang minh chiếu được gần xa, là bản thân ngài kiếp trước cầu đạo sở nguyện công đức lớn nhỏ khác nhau, đến khi thành Phật, mỗi mỗi tự được, tự tại sở tác, không phải dự tính. Đây là nói Phật quang. Phật quang có hai loại, một loại là thường quang. Thường quang là vĩnh viễn bất diệt, trên thân Ngài phóng quang. Giống như trong kinh có ghi chép, nói với chúng ta rằng: Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa tại thế, thường quang của ngài một trượng, người thông thường đều có thể nhìn thấy được.

Trên thực tế, mỗi người chúng ta đều có quang, chỉ là bản thân nhìn không thấy. Người có công năng đặc biệt họ nhìn thấy được. Họ nhìn thấy rốt cuộc là thật hay là giả? Chúng ta có thể hỏi thêm vài người thì sẽ rõ ràng thôi. Nói với chúng ta rằng, mỗi người không những có quang, hơn nữa quang lớn nhỏ khác nhau, màu sắc của quang không giống nhau. Nếu như thân thể không mạnh khỏe, thì quang này là màu xám, là màu vàng. Nếu như người này thân thể vô cùng mạnh khỏe, rất tốt thì quang là màu trắng, là màu vàng kim, lớn nhỏ, màu sắc đều khác nhau, cho nên rất nhiều người luyện khí công họ đều nhìn thấy, sau khi nhìn thấy họ liền biết được, thân thể quí vị chỗ nào có bệnh. Đó tức là nói, nhìn đến một bộ phận nào đó quang rất tối, không rõ ràng thì nơi đó liền có bệnh. Thân người đều có, đều sẽ phóng quang. Toàn thể vũ trụ, không những con người, mà tất cả chúng sanh đều không rời được.

Quí vị xem các nhà lượng tự lực học, lượng tử là gì? Lượng tử gọi là tiểu quang tử. Trong đó có quang, vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia nữa, còn nhỏ hơn cả nguyên tử, điện tử, lạp tử cơ bản, nó có quang. Quang tử tích lũy lại, liền xuất sanh hiện tượng vật chất. Hiện nay các nhà khoa học nói với chúng ta rằng vật chất là giả. Bản chất của vật chất là ý niệm. Niệm là dao động, dao động liền có quang, dao động liền có điện. Nó mang điện. Trong kinh Phật nói vật chất gọi là tứ đại. Tứ đại chính là bốn loại chủng tánh của vật chất, gọi là địa thủy hỏa phong, đây là đặc tính của vật chất. Đất tức là thứ chúng ta có thể nhìn thấy được, nó là một vật thể, là một vật thể có thể nhìn thấy. Đặc tính thứ hai, nó có mang điện dương, điện dương trong Phật Pháp gọi là hỏa đại, cũng gọi là độ nóng, nó có độ nóng. Đặc tính thứ ba nó mang điện âm. Điện âm trong kinh Phật gọi là thủy đại, tức nó có độ ẩm ướt, nó có độ ấm, nó có độ ẩm, danh từ khoa học gọi là mang điện dương, mang điện âm. Đặc tính thứ tư, nó là động, nó không phải là lặng dừng. Tốc độ vô cùng nhanh chóng, nó là động. Động gọi là phong đại, phong là động, bất động là không có gió rồi. Cho nên tứ đại địa thủy hỏa phong, là nói vật chất nó mang bốn loại đặc tính.

Chúng ta từ trên tính chất của nó để xem xét, bất cứ vật chất nào đều có hiện tượng dao động, hiện tượng dao động nhất định có phóng quang. Nhưng loại quang này mắt thịt chúng ta không nhìn thấy được. Giới khoa học dưới kính hiển vi cao độ, quan sát được rồi. Cho nên gọi lạp tử này, gọi nó là tiểu quang tử. Thông thường gọi là lượng tử. Chúng ta từ điểm này có thể lãnh hội được, hiện tượng vật chất cơ bản nó có quang, tất cả những hiện tượng vật chất làm sao mà không có quang được? Chắc chắn có. Vẫn là một câu quen thuộc trong kinh Phật. Những phàm phu chúng ta tâm ý thô tháo, phiền não vọng niệm nhiều quá, cho nên trong kinh Phật nói: chỉ vì vọng tưởng phân biệt mà không thể chứng đắc. Không thể chứng đắc tức quí vị không thể nhìn thấy. Nó thật có, thực sự có nhưng quí vị nhìn không thấy. Điều này chứng tỏ chân tướng của sự thật này, quang minh của Phật A Di Đà và quang minh của Phật thông thường khác nhau.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 206 __(((卍)

Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *