Cần nắm vững cương lĩnh: “Thân ngay! Ngồi thẳng! Nhắm mắt! Chuyên tâm! Niệm Phật! Vui vẻ thích niệm!”.
Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật…
Cần phải niệm từng chữ từng chữ rõ ràng, từng câu từng câu mạch lạc, từng tiếng từng tiếng nhẹ nhàng, trầm hùng, âm vang có lực, không nhanh, không chậm những cũng không kéo dài, không ngân nga.
Các vị đồng tu có thể ngồi xếp bằng, phải cố gắng hết sức để ngồi xếp bằng cho ngay thẳng. Ngồi thời gian lâu thì chân chúng ta sẽ bị tê, căng cứng, nhức mỏi và đau, bởi vì toàn thân chúng ta đếu có khí huyết lưu thông, khi ngồi xếp bằng trong thời gian lâu thì khí huyết bị bế tắc, nhưng vẫn còn chảy nên có hiện tượng căng, tê, đau.
Nếu có thể nhẫn chịu, một khi vượt qua rồi thì lần sau ngồi xếp bằng, sẽ ngồi được lâu hơn, đương nhiên nếu chịu đựng không nổi thì có thể buông lỏng chân ra. Mùa đông, khí hậu hơi lạnh, đầu gối cần có khăn bông trùm lại mới không bị phong thấp.
Khi niệm, miệng phải mở lớn ra, nên gọi là “khai hoài sướng niệm” (vui vẻ thích niệm), “Niệm” chính là tâm tư cần phải mở tâm ra, có khi tâm không mở ra nên cần phải dùng miệng để lôi kéo. Cho nên, khi xưng niệm, miệng phải cố gắng hết sức mở ra.
Mở miệng lớn tiếng thì có gì tốt?
Có thể khiến cho toàn thân chúng ta nhập tâm vào câu danh hiệu, khiến chúng ta có thể niệm phấn chấn, không bị vọng tưởng hoặc hôn trầm. Khi chúng ta niệm, mỗi một niệm đều là đang dẹp trừ vọng tưởng, hoặc khi hôn trầm là do lúc này không chịu mở miệng, niệm Phật lớn tiếng. Chúng ta cần phải cố gắng mở miệng ra để niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật…”, từng chữ, từng chữ rõ ràng,từng câu, từng câu rành mạch, âm vang có lực. Mắt nên nhắm lại, mắt chẳng thấy gì thì tâm mới không động. Đương nhiên, nếu niệm lớn tiếng thời gian lâu thì sẽ bị khản cổ một chút, cũng có thể niệm nhở tiếng tí xíu, nhưng không cần quan tâm lớn tiếng hay nhỏ tiếng, miệng vẫn phải cố gắng mở to ra.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
(Trích: Huệ Tịnh Pháp sư giảng diễn tập II, trang 439)
NIỆM PHẬT KHÔNG NÊN CHẤP VÀO HÌNH THỨC
Niệm Phật có nên ngồi tĩnh tọa hay không?
– Nên!
– Bạn có thể tĩnh tọa thì tĩnh tọa mà niệm.
– Không thể tĩnh tọa thì ngồi thõng chân mà niệm.
– Ngồi mệt rồi thì nằm mà niệm (niệm thầm), nên gọi là đi, đứng, nằm, ngồi, đều niệm được.
Thuận tiện như thế, thoải mái như thế, an lạc như thế mà niệm Phật. Đừng quá chú trọng đến hình thức bên ngoài, hay trong lòng bực bội, bất an, khiến cho việc niệm Phật không duy trì được lâu dài, vô tình hình thức phá hoại nội dung.
Chúng ta làm bất cứ việc gì cũng đều có hình thức, có nội dung, hình thức là để phục vụ cho nội dung.Hình thức nào giúp cho chúng ta niệm Phật tương tục, niệm Phật đạt được pháp hỷ thì chúng ta chọn nó để áp dụng. Nếu nó tạo thành trở ngại thì không cần.Đây là nguyên tắc chính.
Pháp Sư Tịnh Tông
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT