Phải làm sao mới không đọa vào ba đường ác? Buông bỏ hết tất cả những gì trong hiện tại, thì tâm lao thân khổ này không còn nữa, đời sau nhất định không đọa vào ba đường ác.
Có nghiệp này với tất cả chúng sanh, phải lập tức hóa giải, đây là người thông minh, đừng để những oán thân trai chủ này theo sau chúng ta, điều này rất phiền phức. Chúng tôi gặp người thông linh, họ có công năng đặc dị này có thể nhìn thấy, thấy có người oán thân trai chủ đi theo sau rất nhiều. Người này sống rất đau khổ, hình như rất mệt, họ không biết vì sao lại mệt như vậy, thì ra do quá nhiều oán thân trai chủ đi theo họ. Công việc đương nhiên mệt, nhưng nếu tâm hoan hỷ làm việc sẽ không mệt. Quá nhiều người cứ bám theo sau, như vậy có thể hoan hỷ được sao? Cứ như vậy nhất định ảnh hưởng đến tâm trạng, tâm tình không tốt.
Bởi thế chúng ta cần sám hối những nghiệp đã tạo trong hiện đời, trong lòng mình tự biết, nên cần phải sám hối. Nghiệp tạo trong quá khứ không biết, bản thân thử nghĩ xem, tuy không biết nhưng nhất định có, chẳng những có mà còn rất nhiều. Chúng ta phải thường xuyên nghĩ như vậy, điều này rất hay, vì sao vậy? Vì mỗi ngày niệm Phật, tụng kinh, làm việc tốt đều có thể hồi hướng, cùng chia sẽ với mọi người. Lấy công đức này cúng dường mọi người, hy vọng mọi người đều hồi tâm chuyển ý, mọi người cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh độ! Không hóa giải được oán hận, chẳng những chướng ngại chúng ta khai ngộ, nó còn chướng ngại chúng ta vãng sanh. Bởi thế hai bên đều đau khổ, sao phải vậy? Hiểu được đạo lý này, người không thích ta, ta càng cung kính họ. Người hủy báng ta, phê bình ta, hãm hại ta, bất luận là thị phi đúng sai, họ sai tôi đúng, không quan tâm những điều đó. Tất cả đều dùng tâm chân thành đối đãi, như vậy mới mở được nút thắt này. Nếu trốn tránh vì ngại, bản thân biết sai nhưng không giám thừa nhận, vì vấn đề sĩ diện. Thôi được, vì sĩ diện, vậy thì tương lai vào trong ba đường ác để chịu tội. Vì sao đọa vào ba đường ác? Chưa vứt bỏ sĩ diện, thiệt thòi rất lớn.
Những oán thân trai chủ này họ không buông được, chúng ta buông bỏ, họ chưa buông bỏ. Mỗi ngày chúng ta hồi hướng, chúng ta cúng bài vị trường sanh trước Phật cho họ. Chúng ta làm tận tâm, làm tất cả, như vậy là đúng. Khi gặp mặt nhất định phải lễ phép, khiêm tốn, cung kính. Không biết họ có thái độ gì, chúng ta đều biểu đạt thành ý của mình, đây gọi là tu hành. Tu sửa hành vi sai lầm của chúng ta, tu sửa quan niệm sai lầm của chúng ta, đây gọi là chân tu hành.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư