Thế giới tây phương Cực Lạc niệm niệm đều thiện , niệm niệm gì? Họ niệm niệm là A Di Đà Phật. Ngày nay chúng ta biết, Phật A Di Đà là thiện trong các điều thiện, không có gì thiện hơn. Vô lượng vô biên cõi nước của mười phương chư Phật, Đức Thế Tôn rất yêu thương chúng ta, từ bị đến tận cùng, vì sao không khuyên chúng ta vãng sanh các cõi nước Phật khác, lại khuyên chúng ta đến thế giới Cực Lạc, là nguyên nhân gì?
Trong kinh điển đại thừa nói rất nhiều, không những Thế Tôn khuyên chúng ta như vậy, mà vô lượng vô biên chư Phật Như Lai trong mười phương đều khuyên chúng sanh ở thế giới của mình. Cũng chính là nói các hàng đệ tử của Phật đều đến thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc chắc chắn là trung tâm tốt đẹp của biến pháp giới hư không giới, nòng cốt của cái thiện cái tốt. Đến đây mới thật sự thấy được đại viên mãn.
Đại viên mãn này do đâu mà có?
Trong kinh này Đức Phật dạy chúng ta, là tỳ kheo Pháp Tạng dùng tâm đại từ bi, phát ra 48 lời nguyện, lại dùng thời gian năm kiếp để tu thành. Tu này là gì? Đây chính là duyên, 48 nguyện là duyên gì? Là sở duyên duyên. Do công đức của 48 nguyện, thành tựu nên thế giới Cực Lạc. Sở duyên duyên của tỳ kheo Pháp Tạng không có gián đoạn, sở duyên duyên của ngài là đẳng vô gián duyên, ngài không có tạp niệm xen vào.
Ý niệm này là ý niệm này nối tiếp ý niệm kia, nó là hoàn toàn tương đồng, nó không phải tướng tương tự tương tục. Nó là tướng tương tục bình đẳng, tức thật sự là tướng tương tục.
Thế giới này là Phật A Di Đà, hiện nay ngài đã thành Phật, thành Phật gọi ngài là Phật A Di Đà. A Di Đà nghĩa là vô lượng, Phật là giác – Vô lượng giác, vô lượng trí tuệ, vô lượng từ bi, mọi thứ đều là vô lượng. Bởi thế công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn, danh hiệu tượng trưng vô lượng thiện mỹ trong biến pháp giới hư không giới, chúng ta thường nói: chân thiện mỹ tuệ. Không có gì cao hơn điều này, không có gì viên mãn hơn.
A Di Đà Phật
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 567