Có một năm tôi trú ở Mộc Sắc Đài Loan, cách đây cũng khoảng 40 năm, tôi ở đó giảng Kinh, tôi nhớ là giảng Kinh Lăng Nghiêm, cụ Triệu Hằng Dương đến nghe giảng vài lần. Ông này là một vị quân Phiệt thời đầu năm Dân Quốc, lúc đó ai cũng gọi ông là Hồ Nam Vương, ở Đài Loan ông là người có vai vế giống như Tưởng Giới Thạch, ông Tuởng rất tôn kính cụ Triệu, lúc đó cụ Triệu khoảng 90 tuổi.
Một hôm giảng Kinh xong, chúng tôi đi tản bộ tiễn cụ về nhà, trên đường về cụ vô cùng cảm khái và nói một câu, “cụ hối hận đến tuổi xế chiều cụ mới học Phật”. Cụ nói, “hồi còn nhỏ, tuổi bồng bột ngu ngốc, làm cách mạng là sai rồi”, tôi hỏi cụ “sai ở chổ nào?” Cụ nói “trong chế độ dân chủ chẳng có nhân tài” tôi nghe xong liền hiểu.
Bạn nghĩ coi ở Trung Quốc hồi đó, thời đế vương chuyên chế, nhân tài làm thế nào xuất hiện? Nhờ người ta cầu mới có. Lưu Bị đi tìm Gia Cát Lượng phải ba lược đi đến lều tranh để mời Gia Các Lượng ra giúp mình, còn người hiện nay thì như thế nào? Đâu cần mời, khi tranh cử họ nói “tôi rất giỏi hãy bầu cho tôi đi, tôi làm việc rất đắc lực, anh cũng chẳng bằng tôi” Người thật sự có học vấn, có khả năng đều rút lui, chẳng bao giờ tranh với kẻ khác. Do đó trong chế độ dân chủ phải đi đâu tìm nhân tài? Nhân tài đều không lộ diện, đều dấu mặt, chắc chắn sẽ không ra tranh cử bao giờ.
Người thật sự có đạo đức, có đức hạnh, có học vấn sẽ không làm những chuyện này. Phương pháp phục vụ cho xã hội cống hiến cho chúng sanh rất nhiều, họ sẽ không đi theo con đường này, họ sẽ ẩn cư, ẩn cư ở đâu? Ở trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, họ làm những nghề này để cống hiến cho xã hội phục vụ nhân dân. Cho nên ẩn cư không nhất định phải ẩn cư trong rừng núi, người ẩn cư trong rừng núi cũng có, nhưng ẩn mặt trong giới công thương càng nhiều hơn, đương nhiên phạm vi phục vụ của họ khá nhỏ.
Cho nên cụ Triệu lúc về già học Phật dần dần giác ngộ hiểu rõ những đạo lý này. Có bao nhiêu người hiểu được đạo lý này? Bao nhiêu người giác ngộ? Ngày nay cho dù chúng ta hiểu rõ nhưng cũng chẳng giám phản đối, tại sao vậy? Dân chủ tự do là một trào lưu, bạn có thể phản đối cả trào lưu hay sao? Do đó Phật và Bồ Tát thuận theo tự nhiên, trào lưu dân chủ thì thuận theo dân chủ, tự do thì thuận theo tự do, khi tự do dân chủ tới cuối cùng rồi họ cũng sẽ giác ngộ, họ sẽ quay đầu trở lại.
Trích từ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký – Quyển Hạ tập 43
Người giảng: Hòa Thượng Tịnh Không