
Câu này trong Lục Tổ Đàn Kinh. “Tất cả phước điền, không rời phương thốn”. “Phương thốn” là chỉ tâm địa của chúng ta, lành dữ họa phước đều do ý niệm biến hiện ra, không rời tâm. “Tùng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông”. Chúng ta cầu cảm ứng, cầu từ đâu? Cầu từ trong
chân tâm. Cho nên cầu
giàu sang được giàu sang, cầu nam nữ được nam nữ, cầu
sống lâu được sống lâu. Phải hiểu được đạo lý cầu, như lý như pháp đâu có chuyện không cầu được? Thế xuất thế gian khó nhất là thành Phật, thành Phật còn có thể cầu được, huống gì công danh phú quý của thế gian? Đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt, chẳng đáng là gì, làm gì có chuyện không cầu được!

Ngày nay chúng ta cầu, quan trọng nhất là thông. Thế nào gọi là thông? Thông nghĩa là quán thông tầng không gian, tôi nói như thế người thời nay dễ lý giải hơn. Dùng phương pháp gì để quán thông? Dùng tâm chân thành. Thành là gì? Chân là gì? Chân nghĩa là không có vọng, không phải hư vọng, không có chút hư vọng nào. Thành là gì? Cuối thời nhà Thanh, ông Tăng Quốc Phiên nói rất hay, trong Độc Thư Bút Ký của ông có định nghĩa về chữ “thành” này: “một niệm không sanh gọi là thành”, định nghĩa này vô cùng chính xác. Trong Phật pháp nói, không có vọng niệm nào, đây gọi là chân thành. Tâm chân thành chính là bản tánh của mình, là chân tâm của mình. Tất cả pháp của thế xuất thế gian, đều từ trong chân tâm bản tánh biến hiện ra. Ta tìm được chân tâm bản tánh, đâu có đạo lý không cầu được? Những lý và sự này, trong kinh điển đại thừa
Đức Phật nói rất nhiều.