Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Người ta ai cũng có tính lười biếng, làm sao để đối trị?

HT Tịnh Không: Là Trị Gốc, Là Cứu Cánh? Ngày Ngày Giảng Kinh, Dạy Học
Người ta ai cũng có tính lười biếng, làm sao để đối trị? Giảng kinh. Tại sao? Bạn nhất định phải tốn thời gian để chuẩn bị bài, bạn phải đọc sách, bạn không đọc sách thì không giảng được. Đó là cách huân đúc hữu hiệu. Bởi bạn muốn lên bục giảng kinh, bạn cần có sự chuẩn bị trước một cách đầy đủ. Chúng tôi chưa khai ngộ, tôi từng nói cho các vị đồng tu nghe, lúc tôi lần đầu học giảng kinh, lên giảng kinh một tiếng đồng hồ mà chuẩn bị hết hai mươi tiếng, một chút cũng không dám lười biếng, lười biếng thì khi lên giảng sẽ xấu hỗ trước mọi người! Cho nên phương pháp này còn hiệu quả hơn cả sự dạy dỗ của thầy. Thầy thì có thể đánh qua loa đôi chút. Giảng kinh thì bên dưới ngồi mấy chục người, mấy trăm người, lừa không được họ đâu! Bao nhiêu con mắt nhìn vào bạn, bạn giảng sai thì không được, cho nên cần có sự chuẩn bị kĩ. Dường như người sơ học giảng kinh, bạn nói anh ta một tuần giảng một tiếng rưỡi, anh ta phải phải tốn thời gian cả tuần để chuẩn bị, thậm chí buổi tối còn mơ phải chuẩn bị bài, anh ta chuyên tâm đến mức ấy, đó gọi là huân đào. Bạn có thể giảng không gián đoạn, việc này có lợi ích đối với bản thân rất nhiều, tập khí nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp sẽ tiêu trừ lúc nào không hay.
Trên bục giảng đạt được trình độ thành thục, mọi việc thuận buồm xuôi gió tôi phải mất mười năm kinh nghiệm. Nay tôi ở trên bục giảng đã được ba mươi ba năm, cho nên mọi người thấy tôi giảng kinh không cần sự chuẩn bị trước, cũng không xem tài liệu. Mười năm đầu thật sự rất gian khổ. Năm đầu tiên là khổ nhất, đến năm thứ hai tôi giảng một tiếng, thời gian chuẩn bị khoảng mười tiếng thì đủ; đến năm thứ ba, tôi chuẩn bị khoảng hai tiếng là đủ; đến năm thứ tư, thứ năm, tôi chuẩn bị một tiếng là có thể giảng hai ba tiếng, càng ngày càng nhẹ nhàng đi. Dân quốc năm sáu mươi, khi tôi giảng Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, chuẩn bị một ngày thì có thể giảng bảy ngày. Ngày nay giảng kinh không cần chuẩn bị trước nữa. Không chịu khổ thì không được! Lúc đầu là khổ nhất, giai đoạn đó qua đi rồi thì càng này càng dễ, càng ngày càng hoan hỷ. Nghiệp chướng càng ngày càng ít đi, tâm càng ngày càng thanh tịnh, trí tuệ càng ngày càng tăng trưởng, tu học như vậy mới có niềm vui, ly khổ đắc lạc, thật sự có được lợi ích từ Phật pháp. Đối với mọi người, mọi việc, mọi vật trước mắt, quá khứ vị lai đều hiểu được một chút, không phải thần thông, mà dường như là trực giác, tự nhiên biết được một chút. Cảnh giới nay, người đọc sách thời xưa biết.
(Dẫn từ “A-di-đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa”).
– Trích sách Ngọc Bảo Thế Gian, Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *