Ngạn ngữ nói: “người không lo xa, ắt có họa gần”. Ý nghĩa của câu nói này rất sâu. Như thế nào thì gọi là lo xa? bạn có nghĩ đến lúc bạn già hay không, có nghĩ đến lúc bạn bệnh hay không, có nghĩ đến lúc bạn chết hay không, có nghĩ đến đời sau hay không? nếu con người có thể nghĩ đến việc này thì mới gọi là lo xa. Chúng ta phải hiểu rõ những vấn đề này.
Chúng ta phải làm thế nào mới có cách nghĩ chính xác? Nếu nhu có thể dạy cho chúng ta ngay trong một đời này không già, không bệnh, không chết thì đó gọi là chánh tri chánh kiến. Không nên cho rằng tương lai chúng ta sẽ già, ta phải chuẩn bị một ít tiền, nghĩ cách để tương lai dưỡng già, “tương lai tôi phải có bệnh, cho nên cần phải có một khoảng tiền để làm phí thuốc thang; tôi còn phải chết; khi chết còn phải mai táng, v.v…”, còn phải dự bị một số việc. Cách nghĩ này không phải là “nghĩ xa lo gần”, bạn đã hoàn toàn sai rồi.
Hiện tại bạn vẫn chua già, bạn đã chuẩn bị già thì bạn sẽ già rất nhanh, vì bạn đã chuẩn bị rồi mà. Hiện tại bạn không có bị bệnh, bạn đã chuẩn bị phí thuốc thang, ở nơi đó chờ bị bệnh thì làm sao mà bạn không bệnh chú? Thậm chí nghĩ đến tương lai khi chết, còn phải tìm một nơi phong thủy tốt, vậy thì bạn sẽ chết rất nhanh. Thảy đều sai hết! Bạn thật sự có nghĩ đến những sự việc này thì phải mau tu học Đại thùa. Phật Pháp Đại Thùa Kinh Vô Lượng Thọ chính là dạy chúng ta làm thế nào không già, làm thế nào không bệnh, làm thế nào không chết, dạy chúng ta ba vấn đề lớn này. Phật Pháp đích thực vì chúng ta giải quyết cúu cánh viên mãn. Vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc không phải là chết, mà là sống mà ra đi.
Trong những năm gần đây, ở Singapore và Malaysia, người niệm Phật vãng sanh không ít. Cu sĩ Lý Mộc Nguyên đã đua rất nhiều người vãng sanh, e rằng không có người nào có thể so được với ông. Chính mắt ông xem thấy hiện tượng, tuớng lạ vãng sanh, đây là sống mà ra đi, không phải chết rồi mới ra đi. Người vãng sanh thấy được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, nói với mọi người là “Phật đến rồi, tôi theo Phật đi đây”. Họ đi theo Ngài, túi da này không cần nữa, bỏ đi. Thân tâm thế giới tất cả buông bỏ, đến sau cùng cái túi da này cũng phải buông bỏ, cũng không cần, theo Phật A Di Đà đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, hóa sanh trong hoa sen, được thân tuớng là thân kim cang bất họai. Bạn xem, trên Kinh nói “đều là thân sắc vàng tủ ma”, tuớng mạo đẹp giống nhu A Di Đà Phật vậy, không chỉ 32 tuớng 80 vẻ đẹp.
Vì sao họ có thể đi được vậy? Bởi vì họ có thể buông bỏ. Họ buông bỏ lúc nào vậy? Hiện tại liền buông bỏ, không phải đợi đến khi lâm chung mới buông bỏ. Bởi vì hiện tại đã buông bỏ, cho nên bạn sẽ không già, sẽ không bệnh. Lý Mộc Nguyên hảo tâm, muốn tìm mấy người đến chăm sóc cho tôi, cho rằng tôi già rồi. Tôi không cần, tôi không chịu lỗ đâu. Học Phật thì phải hiểu được đạo lý của Phật Pháp, đó là chân lý. Phật làm ra loại thị hiện này là thuận theo nhân tình của thế gian, sau đó mới có thể khiến cho người thế gian giác ngộ.
Trích tù: Phật Thuyết Đại Thùa Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh giảng giải – Tập 30
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm
_()_PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU_()_