Người đời nay niệm Phật phần nhiều đều chẳng chịu nỗ lực nên không có hiệu quả gì! Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng, rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng vọng niệm cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự.
Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng, rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng vọng niệm cũng chẳng đến nỗi quá đáng.
Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ , những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao .
Lại nói : “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc tam ma địa , tư vi đệ nhất ” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam ma địa (tức tam muội ), ấy là bậc nhất ). Nói “khiến cho tâm, miệng, tai đều được rõ ràng” chính là Pháp tắc nhiếp trọn sáu căn vậy (tâm là ý căn, miệng là thiệt căn).
Tâm và miệng niệm hợp cùng tai nghe thì mắt, mũi quyết định chẳng đến nỗi rong ruổi theo bên ngoài, thân cũng chẳng đến nỗi láo xược, phóng túng. Người đời nay niệm Phật phần nhiều đều chẳng chịu nỗ lực nên không có hiệu quả gì!
A Di Đà Phật xin thường niệm
Trích: Khai Thị của Ấn Quang Đại Sư.