Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Người cùng một nhà đều là ân oán

Người cùng một nhà đều là ân oán - A Mi Đà Phật
“Thế gian nhân dân, phụ tử huynh đệ, phu phụ thân thuộc, đương tương kính ái, vô tương tăng đố”. “Tăng” là ganh ghét, đây là Phật chỉ dạy cho chúng ta, đây là Phật pháp, quý vị nhất định phải nhớ kỹ.
Cho nên ở trong tam phước, câu đầu tiên Phật bèn khuyên bảo chúng ta phải hiếu dưỡng phụ mẫu. Cho nên ở thế gian cha con, anh em, vợ chồng thân thuộc đều là có nhân duyên rất nặng ở trong đời quá khứ, không có duyên sẽ không trở thành người một nhà, mà những duyên này rất phức tạp, bản thân chúng ta nhất định phải hiểu rõ. Duyên rất phức tạp, duyên sẽ thay đổi, thiên biến vạn hóa, duyên tốt sẽ biến thành duyên xấu, duyên xấu cũng có thể biến thành duyên tốt, điều này phải xem sức mạnh của trong ngoài. Trong là phải dựa vào giác ngộ, ngoài là phải dựa vào thiện tri thức, phải dựa vào bạn tốt.
Nhà Phật dạy chúng ta, sinh làm người một nhà có bốn loại quan hệ, đây là bốn loại lớn. “Báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ”, không có cái quan hệ này thì sao? Sẽ không đến cùng một nhà.
Người đến báo ân, cái này thì tốt, hiếu tử hiền tôn phụ từ tử hiếu, là đến để báo ân không cần người ta dạy, một cách tự nhiên.
Người đến để báo oán thì đó là đồ ăn hại, đó là người làm cho nhà bạn không bình an, nếu như nghiêm trọng thì sẽ làm cho tan nhà mất mạng, là đến báo oán.
Người đến để đòi nợ, đòi xong thì họ đi ngay, xem thiếu bao nhiêu? Thiếu ít thì đòi rất ít họ liền đi ngay, thiếu nhiều thì có thể nuôi dưỡng chúng đến tốt nghiệp đại học, phải đến khi làm việc được họ mới đi, đó là loại thiếu nhiều.
Đến để trả nợ thì đứa trẻ này không có cung kính đối với cha mẹ, tâm không tôn kính nhưng nó sẽ phụng dưỡng những nhu cầu trong đời sống của bạn, nó sẽ cho bạn. Nếu nó nợ nhiều thì nó sẽ chăm sóc rất hậu hỷ, tài vật đưa cho bạn dùng rất thoải mái. Nếu như nó thiếu ít thì nó sẽ rất so đo, mỗi tháng đại khái đưa cho bạn mấy đồng để sống là đủ rồi, nó không cho bạn nhiều, không cho bạn nhiều, điều này trong xã hội chúng ta thường hay nhìn thấy, người thế gian không hiểu, chúng ta hiểu được, biết được những quan hệ này.
Cho nên đòi nợ trả nợ, cái này là báo ân báo oán là có quan hệ như vậy. Tương đối hời hợt một chút liền biến thành bạn bè thân thích, bạn bè thân thích cũng là những quan hệ này, điều này chúng ta cần phải biết. Bất kể là thiện duyên hay ác duyên, gặp được thiện tri thức thì cái thiện duyên này càng thiện hơn, ác duyên cũng biến thành thiện duyên vậy là tốt rồi không nên so đo nữa, trước đây những cái đó xấu rồi.
Cho nên Phật dạy chúng ta phải kính yêu lẫn nhau, đôi bên phải khoan dung lẫn nhau, phải tôn trọng tương thân tương ái lẫn nhau. “Vô tương tắng tật”, con người không phải thánh hiền nên không tránh khỏi lỗi lầm, đối với lỗi lầm của người ta cần phải bao dung không nên thù ghét, không nên đố kỵ, điều này là vô cùng quan trọng, nếu muốn dưỡng cái đức của mình, hóa giải những oán kết giữa người với người trong đời quá khứ là có oán đến, cái này có thể đem oán hóa giải hết sạch, hóa giải sạch.
Trích lục từ bài giảng: “Chuyển Khổ Đau Thành An Vui”
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Xin hãy thường niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏

 

Được gắn thẻ , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *