Người có thiện căn phước đức ở chỗ nào thì chỗ đó sẽ có phước. Vì sao? Cảnh tuỳ tâm chuyển. Chỗ này chính là mảnh đất phước. Nên quý vị tìm đất phước thì đến đâu để tìm? Đến chỗ có người có phước. Người có trí tuệ, có phước ở chỗ đó, thì chỗ đó chính là đất phước. Chỗ đó ít thiên tai.
Phật dạy chuyên cần tu giới định tuệ, diệt trừ tham sân si. Chỉ hai câu đơn giản. Nếu chúng ta nghe hiểu, thật sự tin tưởng và y theo lời dạy tu hành, thì những lợi ích đạt được sẽ rất nhiều.
Thứ nhất đối với chính mình mà nói thì thân tâm mạnh khoẻ. Vì sao? Ý niệm chúng ta tốt, không có ác niệm. Không có ác niệm, thì tế bào sẽ không nhiễm bệnh độc, cho dù đã nhiễm bệnh độc rồi nó cũng rất nhanh khôi phục trở lại bình thường, thân tâm được mạnh khoẻ. Nơi chúng ta ở như sơn hà đại địa, người xưa nói người có phước thì ở đất phước. Thân tâm chúng ta mạnh khoẻ, tâm địa thanh tịnh, từ bi, thiện lương thì chúng ta là người có phước báo. Đây là điều nhà Phật gọi là có thiện căn, có phước đức. Người có thiện căn phước đức ở chỗ nào thì chỗ đó sẽ có phước. Vì sao? Cảnh tuỳ tâm chuyển. Chỗ này chính là mảnh đất phước. Nên quý vị tìm đất phước thì đến đâu để tìm? Đến chỗ có người có phước. Người có trí tuệ, có phước ở chỗ đó, thì chỗ đó chính là đất phước. Chỗ đó ít thiên tai.
Những giáo lời huấn này trong kinh điển, đến bao giờ con người mới tin tưởng? Người xưa tin tưởng, nhưng hiện nay nói cổ nhân mê tín, chứ con người bây giờ không mê tín. Không mê tín sao thiên tai hiền tiền, còn người mê tín lại không có thiên tai. Người xưa thật sự mê tín ư? Không hề. Cổ nhân hiểu được đạo lý Đức Phật nói. Cổ nhân y theo Phật pháp tu hành. Người chứng quả, khai trí tuệ có rất nhiều! Họ đã chứng minh được điều gì? Chứng minh những lời Phật dạy trong kinh điển mỗi câu đều là sự thật, là chính xác, nên họ tin tưởng. Thường người bình dân thấy những người có trí tuệ, có phước báo tin tưởng, đương nhiên họ cũng tin theo.
Ngày nay chúng ta tin tưởng khoa học. Khoa học vẫn còn rất nhiều điều chưa phát hiện. Khoa học không phải là trí tuệ viên mãn, nó là tri thức. Khoa học đạt đến cứu cách viên mãn, thì những gì họ nói sẽ hoàn toàn giống như trong kinh Phật, hoàn toàn tương đồng. Ngày nay chúng ta xem những phát biểu những báo cáo nghiên cứu của các nhà lượng tử học. Họ nghiên cứu hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần, đối với kinh điển đại thừa đã tương hợp. Chứng minh những gì Phật nói trong kinh điển là dùng ý thức. Công năng của ý thức vô cùng lớn, chính là dùng tư tưởng đi nghiên cứu.
Đức Phật nói đối ngoại, đó chính là ngày nay chúng ta nói vũ trụ hồng quan. Chúng ta có thể hiểu được sự rộng lớn của vũ trụ. Ngày nay các nhà vật lý thiên văn_ vật lý không gian_ngược lại nghiên cứu thế giới vi quan. Nghiên cứu lượng tử lực học, nghiên cứu nguyên tử, điện tử, hạt. Bây giờ nói đến quang tử.
Khi đức Phật giảng đến cảnh giới vi quan, ý thức có thể duyên đến A lại da. Ba tướng vi tế của A lại da. Nghiệp tướng là năng lượng, chuyển tướng chính là tin tức là hiện tượng tinh thần, kế đến là hiện tượng vật chất. Hiện nay các nhà lượng tử lực học giải thích ba loại này ngày càng giống kinh Phật. Nhưng thức thứ sáu không duyên đến được tự tánh. Đức Phật nói nó có thể duyên đến A lại da, nhưng không duyên đến tự tánh. Vì sao? Bởi nó là vọng tâm. Vọng thì chỉ có thể duyên đến biên tế của vọng, duyên không được chân. Chân là tự tánh, nó duyên không được cái bất sanh bất diệt. Có thể sanh vạn pháp nó duyên không đến. Như thế nào mới có thể duyên đến? Buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì sẽ duyên tới được. Nên giới khoa học đỉnh cao này, nếu như họ học tập Phật pháp đại thừa. Buông bỏ khởi tâm động niệm thì họ sẽ thành Phật, vấn đề của họ được giải quyết. A lại da từ đâu đến không phải đã hiểu rõ rồi sao? Hiểu rõ triệt để, minh bạch cứu cánh thật tướng các pháp.
“Pháp tánh tịch diệt”, trong tịnh độ gọi là thường tịch quang. Nó không có tướng, ba loại hiện tượng đều không có. Nên khoa học không đạt được. Khoa học nhất định phải có đối tượng, họ không có cách nào nghiên cứu được vô tướng. “Vô tướng, cố năng vô bất tướng. Sở dĩ, tướng hảo trang nghiêm, tức pháp thân dã”. Ý này quá rộng lớn. Thế xuất thế gian y chánh trang nghiêm không phải là pháp thân. “Cố tri, cố năng vô bất tri”. Tri là sở tri chướng.
Buông bỏ sở tri chướng, tự tánh bát nhã sẽ hiện tiền, chẳng gì là không biết. “Thị cố nhất thiết chủng trí”. Ở đây có ba ý nghĩa. Một là nhất thiết trí. Nhất thiết trí là biết tổng tướng các pháp. A la hán, Bích Chi Phật đều biết. Tổng tướng là gì? Tổng tướng là không. Vạn pháp giai không. Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn như bọt nước. Nên tổng kết của kinh Đại Bát Nhã. Đây là bộ kinh tôi đọc khi còn trẻ, tôi tổng kết thành mười hai chữ “nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Đây là tri không, gọi là nhất thiết trí. A la hán biết được. Nhưng những giả tượng này nó đến như thế nào thì không biết, việc này Bồ Tát biết. Trí tuệ này gọi là đạo chủng trí. Đạo là đạo lý, Đạo lý gì? Chủng là chủng chủng, là chủng chủng pháp, Như sơn hà đại địa, cây cỏ hoa lá. Chúng sanh lục đạo này, do đạo lý nào sanh ra.
Trí tuệ này gọi là đạo chủng trí, cho nên nhất thiết trí chỉ cho tổng tướng, đạo chủng trí chỉ cho biệt tướng. Đây là hiện tượng sai biệt của tất cả pháp. Điều này A la hán không biết. Cho nên A la hán đã đoạn phiền não chướng, nhưng chưa đoạn sở tri chướng. Bồ Tát học tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Nên mới hiểu rõ ràng minh bạch đạo chủng trí này. Khi đã hiểu rõ ràng minh bạch thì phải buông bỏ.
Đừng chấp trước, chấp trước là chướng ngại. Không nên chấp trước, không nên phân biệt, họ sẽ chứng được trí tuệ cứu cánh viên mãn. Hai trí này hợp lại, gọi là nhất thiết chủng trí. Nhất thiết chủng trí là những gì Phật chứng được. Đạo chủng trí là trí tuệ của Bồ Tát. Nhất thiết trí là trí tuệ của thanh văn và duyên giác. Phàm phu không có. Nếu chúng ta có nhất thiết trí là vượt ra khỏi luân hồi lục đạo, không còn làm những việc khờ dại. Có nhất thiết chủng trí là vượt lên mười pháp giới.“Thị cố nhất thiết chủng trí, tức chân thật trí tuệ dã”. Đây là những gì Như Lai chứng được. Trong tự tánh vốn đầy đủ trí tuệ bát nhã nên không cần học.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 325 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.