Đúng không chư vị?
– (Đúng). Tại sao người bệnh lại có trạng thái này vậy ? Ồ!… Ta ngộ được đạo pháp cao siêu rồi, cần gì ai nhắc nhở? Ta tu hành 7-8 chục năm rồi, còn người hộ niệm mới biết niệm Phật một vài năm thôi làm gì có tư cách hướng dẫn ta? Chính ý niệm này mới sinh ra phân biệt, chấp trước, mới tỏ ra khinh thường người hộ niệm. Đã khinh thường người hộ niệm, thì không chịu nghe lời khuyên nhắc của người hộ niệm. Nhưng không ngờ rằng, hôm nay mình nói được lời cao ngạo, nhưng ngày mai khi bệnh xuống, có người tới gọi: “Bác Tám ơi!…”, nhưng bác Tám không “Ơi” được nữa rồi!… Bác đã đi vào tình trạng mê man bất tỉnh rồi!… Nghiệp chướng đã ứng hiện hành hạ Bác đến điên đảo rồi!… Bác Tám đã thua một người mới tu ngay ở chỗ này mà Bác không hay. Bác cứ tưởng rằng mấy chục năm tu hành thì mình phải giỏi hơn người mới tu, nhưng không ngờ khi lâm chung chính mình yếu đuối đến nỗi nằm xụi lơ cất tay không nổi. Bác bị bệnh khổ hành hạ đến mê man bất tỉnh, đành phải cúi đầu ngoan ngoãn theo nghiệp thọ nạn. Còn người hộ niệm, dẫu cho tu ít hơn mình, nhưng hiện giờ họ chưa lâm vào tình trạng yếu đuối sắp tắt hơi. Họ còn đang khỏe mạnh, còn tỉnh táo hơn mình. Hay hơn nữa, họ biết được Pháp-Hộ-Niệm, họ có cái tâm thương người mà đến đây tìm cách hóa giải những vướng mắc, bảo vệ, hướng dẫn mình được an toàn vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Vậy mà mình không có tâm cảm ơn, lại còn tự mạn tỏ ra khinh thường họ. Phải chăng, chính mình tự trói lấy tay mình trước trùng trùng ách nạn, đành giao nộp cái huệ mạng của mình cho nghiệp xử lý vậy thôi. Phật dạy: “Thượng mạn là sự thất bại lớn nhất của đời người”. Thượng mạn sinh ra vô lượng chướng nạn. Trên con đường tu tập, chúng ta thường song song tạo phước và tội, giữa tội và phước chưa biết bên nào lớn, bên nào nhỏ đâu nhé. Những người thiếu tính khiêm cung, ưa thích lý cao luận diệu, dễ vướng phải cái đại phiền não thượng mạn này đây, dẫn đến cả việc đời lẫn việc đạo thường rước lấy thất bại đắng cay. Hàng phàm phu, chân đi dưới đất mà mắt cứ hướng lên mây, làm sao tránh khỏi bị sụp vào cái hố này, bị vướng vào bụi gai nọ, bị vấp ngã vì bệ đá bên đường… Tu hành chúng ta cần nhớ đến câu này: “Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng”. Nghĩa là, Phật cao 1 thước còn ma thì cao đến 10 thước. Chơn-Tâm Tự-Tánh bị ma chướng lấn áp, bị dìm trong mê mờ rồi mà chúng ta không hay. Phiền não chướng, báo chướng, oán thân trái chủ, v.v… hàng khối tội chướng dâng tràn lên che lấp cả Chơn-Tâm. Đến thời mạt pháp này, ma chướng quá mạnh, đã cao tới cả cây số rồi chứ không còn 1 trượng nữa đâu, chúng quyết dìm mình xuống tận dưới đáy bùn đen. Bị ách nạn như vậy mà không nương dựa vào nhau, không nhờ ai giúp đỡ, không cần đến người biết đạo hướng dẫn… thì làm sao thoát nạn được đây? Người phàm phu tâm mê nghiệp nặng mà không có người hộ niệm đến trợ duyên, thì trong thời này dẫu có tu hành nhưng có mấy ai được thoát nạn. Người hộ niệm đến khuyến.
Người phàm phu tâm mê nghiệp nặng mà không có người hộ niệm đến trợ duyên, thì trong thời này dẫu có tu hành nhưng có mấy ai được thoát nạn. Người hộ niệm đến khuyến tấn, hóa giải, dẫn dắt… để mình nhiếp tâm niệm được câu A-Di-Đà Phật, nương theo lực của đại chúng mà mình vượt qua khối nghiệp, và được Phật lực chiếu xúc tiếp dẫn về Tây-Phương Cực-Lạc. Như vậy, chúng ta được thành tựu là nhờ lòng chí thành chí kính biết nương tựa vào nhau để thoát nạn. Đây chính là những gì Tổ Ấn-Quang khuyên nhắc chúng ta, những lời dạy của Ngài hiền hòa, mộc mạc nhưng thấm thía vô cùng, xoáy thẳng vào tận đáy tâm can của người học đạo, bứng ra vô vàn những ý niệm sai lầm, trừ khử những tập khí tai hại từ nhiều đời kiếp quá khứ. Vô cùng tuyệt vời.
Trích: Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm (140) – Lão Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –
Được gắn thẻ hộ niệm, hộ niệm sẽ thất bại, người bệnh, người hộ niệm, Người phàm phu