Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Nếu không có “nhân – duyên” trong đời quá khứ – đời nầy có gặp thiện tri thức và nghe pháp môn Tịnh Độ, họ cũng không tin!

Ý nghĩa của việc niệm Nam mô A Di Đà Phật
Nhân duyên đầy đủ, sẽ thành tựu sự tu học cho chúng ta. Nếu không có nhân duyên, chúng ta không biết bắt đầu học từ đâu?
Vì thế mỗi người đồng tu, quý vị nghe đến Phật A Di Đà liền sanh tâm hoan hỷ. Nghe đến bộ kinh này, hoặc là nghe Kinh A Di Đà, nghe đến Tịnh độ có thể sanh tâm hoan hỷ, đều là trong đời quá khứ từng học qua.
Trong đời quá khứ không có thiện căn, đời này sẽ khó khăn hơn, quý vị không tin tưởng. Vấn đề này nếu quý vị quan sát tường tận một chút, người không học Phật không tính.
Người học Phật, ngay cả người xuất gia, họ học pháp môn khác, không tin vào Tịnh độ. Là do nguyên nhân gì ?
Trong quá khứ không có nhân, đời này gặp thiện tri thức, nghe được bộ kinh này, họ cũng không tin. Họ không thích nghe, không nghe nổi, hai tiếng đồng hồ chỉ nghe vài phút là đi. Có đấy, mà còn không ít.
Vì vậy pháp thế xuất thế gian, đều coi trọng nhân duyên, pháp thế gian cũng không ngoại lệ. Trong đời quá khứ từng làm, đời này làm hình như mọi việc như ý, rất thuận lợi.
Trong đời quá khứ chưa từng làm, cảm thấy rất xa lạ, nên làm rất khó khăn. Phải cần một thời gian dài, mới dần dần quen thuộc. Chúng ta tu học Tịnh độ cũng không ngoại lệ, duyên lớn mạnh còn có cách.
Chính bản thân tôi mà nói, duyên của tôi rất lớn mạnh, nhưng nhân rất yếu, vì thế mới học Phật không tin Tịnh độ. Bản thân rất ngạo mạn, tự cho rằng thông minh trí tuệ. Tịnh độ hình như là Đức Thế Tôn độ những bà cụ không có tri thức, đại khái là dành riêng cho họ.
Đến thầy Lý khuyên tôi không biết bao nhiêu lần, tôi không phản đối, nhưng tôi không tiếp thu. Tôi từng nói với chư vị, nguyên nhân nào khiến tôi tiếp thu Tịnh độ ?
Giảng Kinh Hoa Nghiêm, lúc đó đã học Phật mười mấy năm. Có một lần giảng Kinh Hoa Nghiêm đột nhiên chợt nghĩ đến Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, các ngài tu pháp môn gì ? Thiện Tài Đồng Tử tu pháp môn gì ? Trong kinh không nói đến, nó ở sau, lật ở sau ra xem, mở đến quyển thứ 39 Tứ Thập Hoa Nghiêm_Tứ Thập Hoa Nghiêm có 40 quyển.
Quyển 38, 39 thấy Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đều niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh độ, điều này khiến tôi rất ngạc nhiên. Trong hội Hoa Tạng hai vị đại Bồ Tát này là trợ giáo của đức Phật Tỳ Lô Giá Na, sao họ lại niệm Phật cầu sanh Tịnh độ ?
Mà còn dẫn theo tất cả 41 vị pháp thân đại sĩ trong hội Hoa Tạng đến thế giới Cực Lạc tham học, điều này ở nhân gian chúng ta là chuyện không thể.
Nếu quý vị ở trong đạo tràng này, dẫn tất cả những người tu tập nơi đạo tràng này đi, hòa thượng trú trì ở đó không nỗi giận ư ? Nhất định rất giận !
Nhưng đức Phật Tỳ Lô Giá Na không những không nỗi giận, còn tán thành, hoan hỷ, nói hai vị Bồ Tát này làm rất đúng. Không giống nhau !
Từ chỗ này mới thật sự nhận thức được Tịnh độ, bắt đầu nhận thức Phật A Di Đà, nên đây chính là lòng tin trong quá khứ không sâu sắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *