Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Mười phần thành kính, quý vị sẽ có thể đạt được mười phần thành tựu

Cái gốc này là Đệ Tử Quy - HT Tịnh Không
Bất luận là thầy của bạn tu hành thế nào, hoặc giả thầy là Phật hay Bồ Tát tái lai, nhưng quý vị chẳng tin thầy, dẫu có theo thầy cũng chẳng đạt được lợi ích. Tuy thầy là một gã phàm phu, chẳng tu hành chi cả, nhưng quý vị đối với thầy mười phần thành kính, quý vị sẽ có thể đạt được mười phần thành tựu.
“Căn vị Tín đẳng”, [nghĩa là nói đến] Ngũ Căn, tức Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ, đấy là Ngũ Căn. Ngũ Căn có mối quan hệ hết sức trọng yếu đối với sự học tập của chúng ta. Thứ nhất là Tín Căn. Nếu quý vị không tin, sẽ chẳng có cách nào để học cả! Do vậy, trong kinh Hoa Nghiêm và những bộ luận Đại Thừa, đức Phật dạy rất hay: “Tín vi đạo nguyên, công đức mẫu” (Tín là nguồn đạo, mẹ công đức), [Tín là] cội nguồn để nhập đạo. “Mẫu” là tỷ dụ “có thể sanh”, cũng là “có thể sanh ra hết thảy các công đức”, là gì vậy? Chính là Ngũ Căn có thể sanh ra hết thảy các công đức, đặc biệt là Tín Căn. Trong quá trình học tập suốt đời của bản thân chúng ta, chuyện này hết sức rõ ràng!
Cầu học thì điều thứ nhất là phải có lòng tin đối với thầy. Nếu hoài nghi thầy, chẳng tôn trọng thầy, thứ gì quý vị cũng đều chẳng học được! Cổ đại đức đã nói rất hay: “Đạo thầy trò được kiến lập trên Tín Căn đối với thầy”. Tổ Ấn Quang đã nói rất khéo: “Một phần thành kính, sẽ được một phần lợi ích. Mười phần thành kính, sẽ được mười phần lợi ích”. “Một, hai phần” [như Tổ đã dạy] chính là [nói về] tín tâm của quý vị. Do đó, đối với thầy, phải có tín tâm chân thành. Bất luận thầy của chính mình tu hành như thế nào, dẫu thầy tu hành tốt đẹp đến mấy đi nữa, hoặc thầy là Phật hay Bồ Tát tái lai, nhưng quý vị chẳng tin thầy, dẫu theo thầy, cũng chẳng đạt được lợi ích! Thầy là một gã phàm phu, chẳng tu hành chi cả, nhưng quý vị đối với thầy mười phần thành kính, quý vị sẽ có thể đạt được mười phần thành tựu.
Điều này nói ra nghe rất kỳ quái; do vậy, trong các kinh Đại Thừa, đức Phật thường dạy: “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”. Câu này chính là tổng nguyên lý, tổng nguyên tắc. Quý vị nói bệnh tật ai nấy đều chẳng thể tránh khỏi, hễ mắc bệnh, quý vị đi khám bác sĩ. Có đúng là bác sĩ chữa trị cho quý vị hay không? Chưa chắc! Ai chữa cho quý vị lành bệnh? Tín tâm! Quý vị có lòng tin đối với vị bác sĩ ấy, tin tưởng thuốc men do người ấy kê toa, chính lòng tin ấy sẽ trị lành bệnh cho quý vị. Quý vị có hiểu đạo lý này hay chăng? Vị bác sĩ ấy thật sự cao minh, [thế nhưng] quý vị chẳng tin tưởng, hoài nghi người ấy. Người ấy kê toa, cho thuốc, quý vị cũng hoài nghi, uống thuốc vào sẽ chẳng lành bệnh! Do vậy, ai là thiện tri thức? Ai là thầy giỏi? Ai là thầy thuốc giỏi? Đều chẳng quan trọng! Trước hết phải hỏi: Quý vị có lòng tin đối với vị thầy hay vị bác sĩ ấy hay không? Chỉ cần quý vị tin sâu, chẳng ngờ, sẽ có lợi, quan trọng lắm! “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, trưởng dưỡng hết thảy các thiện căn”, quý vị thấy [tín tâm] trọng yếu như thế đó!
– HT. Tịnh Không, Tịnh Hạnh Phẩm Thứ 11, tập 1479.
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *