Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Mình và người đều lợi, vấn đề này có thể làm

Tĩnh mà không tranh, đó là một đại trí tuệ
Người tu Tịnh Độ, nếu có việc lợi ích cho chúng sanh nhưng lại làm chướng ngại cho việc vãng sanh của chính mình thì tuyệt đối không được làm…
Ở thế gian này, chúng ta chuyên tu pháp môn Tịnh độ, nhất định phải thành công. Chúng ta cũng giúp chúng sanh có nhân duyên, giúp chúng sanh có duyên phải biết cách tùy duyên mà không phan duyên, điều này rất quan trọng. Phan duyên là có tâm muốn làm. Sai! Vô tâm, người khác đến tìm, thấy không có chướng ngại gì cho mình, cũng có lợi ích cho người khác, mình và người đều lợi, vấn đề này có thể làm. Nếu điều này có lợi ích cho họ, không có lợi ích với mình, phải suy xét, vì sao vậy? Vì nếu ta là Bồ Tát thì không sao, còn như ta không phải Bồ Tát thật sự, điều này chướng ngại ta vãng sanh, như vậy không phải ta đánh mất cơ hội rồi sao? Quá đáng tiếc. Đây không phải keo kiệt, không phải làm việc theo cảm tính, vì sao vậy? Vì vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, rồi giúp những chúng sanh khổ nạn đó, như vậy sẽ dễ hơn. Bản thân chắc chắn chứng tam bất thoái, vị bất thoái, hành bất thoái, niệm bất thoái, ta là pháp thân Bồ Tát. Đến thế giới Cực Lạc, tuy không phải là pháp thân Bồ Tát, nhưng được 48 nguyện của Phật A Di Đà gia trì, chúng ta và pháp thân Bồ Tát không có gì khác. Ta có thể trở lại thế giới này phổ độ chúng sanh, hoàn toàn không có chướng ngại. Đây giống như giúp người khác rơi xuống nước sắp chết đuối, lập tức xuống nước cứu họ, nhưng ta không biết bơi, uổng phí một tánh mạng. Trước tiên phải học bơi, khi đó nhìn thấy người rơi xuống nước, ta mới có thể xuống cứu họ. Chúng ta đến thế giới Cực Lạc, học được bản lĩnh. Cho nên điều này nhất định phải có trí tuệ để chọn lựa, tuyệt đối không được làm việc theo cảm tính.
PS TỊNH KHÔNG.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA TẬP 201
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *