Ngày xưa đối với phụ nữ còn coi trọng còn hơn cả nam giới. Người chồng có thể không tôn kính thê tử của mình chăng? họ là thay gia tộc ta nuôi dưỡng dạy dỗ đời kế tiếp. Có thể không cảm ân chăng? có thể không tôn trọng chăng? không tôn trọng họ chính là bất hiếu cha mẹ, bất hiếu với tổ tông!
Chúng ta thấy xã hội ngày nay, chưa từng có trong lịch sử toàn thế giới, toàn thế giới hỗn loạn. Người phương tây không cần đến giáo dục Tôn giáo, không còn tin có thượng đế, không còn tin có thiên đường. Chút quan niệm đạo đức làm người ngày xưa, nhờ giáo dục Tôn giáo duy trì, hiện nay giáo dục Tôn giáo không còn, sụp đổ, xã hội hỗn loạn. Người phương đông vứt bỏ truyền thống giáo dục, xã hội cũng rất loạn.
Giáo dục Tôn giáo, giáo dục truyền thống của thánh hiền, duy trì bảo vệ xã hội thế giới này được an định hòa bình suốt mấy ngàn năm. Chư vị thánh hiền nói, đạo đức nhân lễ nghĩa, năm tầng lớp này_căn cứ theo lịch sử, thời thượng cổ tam hoàng lấy đạo trị thiên hạ, đạo là vô vi nhi trị, là tầng cao nhất. Đến ngũ đế hạ xuống một bậc, ngũ đế dùng đức trị thiên hạ.
Thấy diễn tiến của xã hội ngày càng đi xuống, nguyên nhân vì sao? Nguyên nhân chung là do giáo dục. Cổ nhân đề xuất: “Kiến quốc quân dân, dạy học quan trọng nhất”, trên toàn thế giới người xưa hiểu về giáo dục nhất. Mỗi quốc gia dân tộc trên toàn thế giới, chỉ có Trung quốc có nền trị an kéo dài 5000 năm. Người phương tây nghiên cứu lịch sử, không ai không khâm phục, không ai không tôn trọng cổ nhân. Một đất nước lớn như thế, một dân tộc đông như vậy, vì sao có thể suốt mấy ngàn năm duy trì được nền thống nhất, đại thống nhất? Có thể đạt được hiểu quả của một nền trị an lâu dài, vì sao vậy? Nhờ có giáo dục. Nền chính trị thời cổ đại đặt giáo dục lên hàng đầu, hay nói cách khác tất cả thiết bị đều để phục vụ giáo dục, điều này phương tây không có. Chính phủ ngày xưa chính thức thiết lập quan viên, chủ quản giáo dục, như thời đại vua Nghiêu, Nghiêu Thuấn. Thuấn chính thức thiết lập một quan vị gọi là tư đồ, tư đồ là quản lý về giáo dục. Đồ là đệ tử, học trò. 4500 năm trước, quốc gia chính thức thiết lập cơ cấu, giáo hóa nhân dân.
Bắt đầu dạy từ đâu? Bắt đầu dạy từ lúc mang thai, gọi là thai giáo. Người phương tây nằm mơ cũng không nghĩ đến điều này. Giáo dục căn bản tức là nền tảng giáo dục, từ sơ sanh đến ba tuổi là 1000 ngày, thời gian này là nền tảng giáo dục. Ai dạy? Người mẹ dạy, cho nên trong Cổ Lễ người mẹ vô cùng vĩ đại. Hiện nay có rất nhiều người ngộ nhận, nói rằng phụ nữ trong chế độ ngày xưa bị xem nhẹ. Quá sai lầm, đây là chưa từng đọc sách, đổ oan cho người xưa. Ngày xưa đối với phụ nữ – đây là giáo dục, coi trọng phụ nữ còn hơn cả nam giới. Quý vị thấy trong cổ lễ nói, người chồng có thể không tôn kính thê tử mình chăng? Sứ mạng của thê tử mình, là thay gia tộc ta nuôi dưỡng dạy dỗ đời kế tiếp. Có thể không cảm ân chăng? Có thể không tôn trọng chăng? Không tôn trọng họ chính là bất hiếu cha mẹ, bất hiếu với tổ tông. Đặc biệt nhấn mạnh điều này! Đối đãi với con cái mình, con cái là người nối tiếp của tổ tông. Ta nối tiếp tổ tông, chúng nối tiếp ta. Nếu ta không tiếp tục giáo dưỡng chúng, gia tộc ta không còn hậu duệ, đã nói đến mức độ này!
Trong lịch sử đều dùng tam Thái thời nhà Chu làm gương, ba vị đại thánh nhân – Thái Khương, Thái Nhậm, Thái Tự. Thái Khương là tổ mẫu của Văn Vương, Thái Nhậm là mẹ của Văn Vương, Thái Tự là vợ của Văn Vương, gọi là tam Thái. Về sau chồng gọi vợ là thái thái, xuất phát từ điển tích này. Thái thái là thánh nhân, họ nuôi dưỡng con cái mình, Văn Vương, Võ Vương, Chu Công, đều là thánh nhất bậc nhất trong lòng Khổng tử. Từ đâu mà có? Do người mẹ dạy mà ra.
Trách nhiệm của người phụ nữ là giúp chồng dạy con, trong gia đình có hiền nhân xuất hiện hay không, có thánh nhân xuất hiện hay không, then chốt ở người phụ nữ. Sứ mạng người phụ nữ lớn hơn sứ mạng người nam gấp nhiều lần. Thánh hiền của quốc gia từ đâu mà có? Người mẹ đào tạo nên.
Ngày nay chúng ta thấy xã hội động loạn, đều có nguyên nhân cả, không thể trách bất cứ ai, là nguyên nhân của lịch sử. Người Trung quốc coi nhẹ truyền thống văn hóa, là thái hậu Từ Hy, cách chúng ta hiện nay 200 năm. 100 năm cuối thời nhà Thanh do bà chấp chính, không tôn trọng truyền thống văn hóa, bà rất mê tín. Vì sự xao nhãng của bà, trên làm dưới theo. Có người đọc sách thánh hiền, nhưng không có người hành đạo thánh hiền, đây gọi là ngụy quân tử.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 298.