“Bỏ ác tu thiện, sửa đổi sai lầm tu tỉnh tương lai”. Hai câu này chính là từ bỏ hành vi ác sai trái trong quá khứ, quá khứ tạo ra những ác hành không như pháp, trái với những điều nói trong giới kinh, chính là thị phi, chính là hành vi ác. Phải vứt bỏ, phải xả bỏ điều này.
“Ngày nay chỉ tu các thiện nghiệp”, bây giờ làm đúng, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều tương ưng với giới kinh, gọi là thiện nghiệp. “Sáng nghe chiều sửa đổi, gọi là theo điều thiện như dòng nước, biết sai lập tức sửa đổi”. Người thế gian đọc sách thánh hiền, họ đều có thể nghe xong hoan hỷ. Người khác nói lỗi lầm của họ, cung kính tiếp thu, cảm ơn người đó. Nếu như hiểu lầm, họ ngộ nhận nên phê bình mình, ta không có lỗi lầm đó, vậy mà họ lại phê bình, nên dùng thái độ như thế nào? Vẫn cung kính tiếp nhận, cám ơn họ chỉ giáo.
Đường Thái Tông đã gặp phải, người ta phê bình ông, nói ông sai trái, Đường Thái Tông chỉ cười, rất cám ơn họ. Khi người đó đi rồi, những người bên cạnh nói: Hoàng thượng, ngài không có, là ông ấy sai, ông ấy hiểu lầm, nói sai hoàn toàn. Ông nói, là đúng, nếu ta không chân tâm thành tâm tiếp nhận ông ấy, sau này không có ai dám nói lỗi của ta, như vậy ta mãi mãi không nghe được.
Thành tựu chính trị một đời của Thái Tông, là nhờ khiêm tốn, hiếu học, có thể bao dung người khác. Cho dù là ngộ nhận cũng cảm kích, vì họ có tâm tốt, giúp ta sửa đổi chính mình. Người nghe, “có cần sửa đổi, nếu không thì cố gắng thêm”. Mình không có cần phải chú ý, về sau đừng để phạm sai lầm đó, luôn luôn khiêm tốn, cảm ân, nên họ có thành tựu.
“Làm thiện như dòng nước chảy, biết sai lập tức thay đổi”, người này tu hành mới có thành tựu, niệm Phật chắc chắn vãng sanh. Thế giới tây phương Cực Lạc hoan nghênh chúng sanh có tâm thái này.
“Tẩy tâm dị hành”, gột rửa có nghĩa là tẩy rửa, “gột rửa tâm tức là tẩy trừ tâm ô nhiễm”, tâm ô nhiễm là gì? Tư tưởng sai lầm, kiến giải sai lầm, đây là tâm ô nhiễm. “Dị hành”, hành là hành vi. Chúng ta nghĩ sai, thấy sai, tự nhiên nói cũng sai, làm cũng sai. Khi sửa đổi tư tưởng và cách nhìn nhận, sai lầm của ngôn ngữ và hành vi đương nhiên cũng thay đổi theo.
Dị là chỉ biến dị, là bỏ ác hướng thiện, bỏ tà theo chánh, tránh cái nhỏ hướng đến cái lớn, bỏ ngụy giữ chân, tất cả những điều này đều gọi là dị hành. Ác là trái với ngũ giới thập thiện, sát đạo dâm vọng tửu là ác; Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu là thiện. Đối với giáo huấn của thánh hiền, đây là chánh, chánh thuyết. Trái với giáo huấn của thánh hiền là tà thuyết, tà tri tà kiến.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 322)