Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Lại như nước đi vào biển thì cùng một vị, sở dĩ như thế là do lực của biển vậy

Tu niệm Phật Tam Muội phương tiện đàm
“Lại như nước đi vào biển thì cùng một vị, sở dĩ như thế là do lực của biển vậy”. Đây là khế nhập cảnh giới của họ. Khế nhập vào cảnh giới của họ liền trở thành một vị, những con sông lớn trên đất liền, nước đều chảy về biển lớn, chưa chảy vào biển lớn thì vị của nước sông khác nhau, vào biển lớn rồi, vị của nó đều như nhau hết.
Dùng ví dụ này.
Như người đắc niệm Phật tam muội, cũng lại như vậy, là nghĩa của phổ biến. Niệm Phật tam muội giống như biển lớn. Niệm Phật tam muội giống núi lớn. Quý vị vào cảnh giới của nó, quý vị tự nhiên liền hợp với nó làm một.
Văn Thù Bát Nhã Kinh nói: công đức niệm một Đức Phật vô lượng vô biên, và cũng không khác với công đức của vô lượng chư Phật.
Lễ niệm Phật A Di Đà, theo âm lịch Phật môn Trung Quốc, các đạo tràng thông thường đều sám lạy Vạn Phật, làm pháp hội này. Sám vạn Phật ít nhất cũng mất mười ngày đến nữa tháng. Pháp hội này mới có thể làm viên mãn, tức là lạy vạn Phật! Chúng ta nghĩ nghĩ xem, là lạy vạn Phật tốt, hay là chuyên lạy Phật A Di Đà tốt? Tôi tin rằng chư vị trong tâm đều rất rõ ràng. Lạy vạn Phật hình như là kết duyên với hơn 1000 vị Phật, tâm niệm của quý vị là tán loạn, nếu như nửa tháng này, một ngày lạy ba ngàn lạy Phật A Di Đà. Tâm quý vị là chuyên nhất, không phải là tán loạn, mà là nhất tâm bất loạn, công đức này đã không thể nghĩ bàn rồi. Thông thường người ta lạy một ngày ba ngàn lạy họ rất cức khổ. Nếu như quả nhiên có thể kiên trì, họ lạy ba ngày năm ngày thì rất nhẹ nhàng. Phương pháp của hai loại pháp hội này đều vô cùng thù thắng. Nhưng công đức không tương đồng. Phước đức thì sao? Phước đức cũng không tương đồng. Công đức, phước đức đều do tâm là gì. Tâm địa quý vị nếu là thanh tịnh chuyên nhất, công đức lớn, phước đức cũng lớn, tâm địa nếu tán loạn, chỉ có phước đức, không có công đức. Hơn nữa phước đức cũng không lớn bằng công đức nhất tâm lạy Phật A Di Đà. Đạo lý này chúng ta không thể không hiểu.
Dưới đây Tán A Di Đà Phật Kệ nói: Tôi dùng nhất tâm tán thán một Đức Phật, nguyện khắp mười phương người vô ngại. Là nghĩa của bình đẳng vậy. Hội Sớ dùng thanh tịnh tam muội, giải thoát tam muội, phổ đẳng tam muội, làm niệm Phật tam muội. Niệm Phật tam muội này là bảo vương tam muội. Đầy đủ tất cả công đức tam muội, tự tương đồng với tên đầy đủ các loại tam muội vậy. Đây là điều trong Hội Sớ nói, nói rất hay. Họ dùng thanh tịnh tam muội được tâm thanh tịnh, giải thoát tam muội. Điều này nói một cách đơn giản là lìa khổ được vui. Phổ đẳng tam muội, điều này trước đây đã nói qua rồi, ba loại này đều gọi là niệm Phật tam muội. Nói cách khác, niệm câu A Di Đà Phật này, có thể được tâm thanh tịnh, có thể đạt được giải thoát thực sự, lìa khổ được vui. Có thể đạt được phổ đẳng tam muội. Phổ đẳng là Pháp thân Bồ Tát chứng được. Thanh tịnh giải thoát là nhị thừa Bồ Tát chứng được. Cho nên niệm Phật tam muội là bảo vương tam muội. Bảo vương này là tán thán nó. Vì sao vậy? Vì niệm Phật tam muội đầy đủ tất cả công đức tam muội. quý vị nếu hỏi vì sao vậy? Vì tất cả công đức không ra khỏi 48 nguyện, 48 nguyện của Di Đà có thể nói đã đầy đủ tất cả công đức tam muội rồi.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 248 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *