Phật tại trong Kinh đã dạy chúng ta rất rõ ràng, tu hành từ đâu mà bắt đầu? Từ khéo giữ 3 nghiệp mà bắt đầu. Trong 3 nghiệp: Thân-Khẩu-Ý này, Phật đặc biệt đem khẩu nghiệp đặt lên hàng đầu, điều này có dụng ý rất sâu. Chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, cái khuyết điểm lớn nhất chính là khẩu nghiệp. Cổ Đại Đức ngày xưa nói rất hay:
– ” Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”.
Điều này thật chẳng ngoa tí nào. Bất luận là chúng ta tu theo tôn giáo nào, thì sự nói năng của chính mình rất quan trọng, nó góp phần quyết định là họa hay là phước của chúng ta ngay trong đời này và cả đời tương lai. Trong khéo giữ khẩu nghiệp gồm có:

Đa phần mọi người đều ít khi chịu quay đầu nhìn lại những lỗi lầm của chính mình, mà chỉ toàn là nhìn thấy lỗi của người khác không thôi, đây chính là khuyết điểm lớn nhất. Nếu ta thường thường đem những lỗi lầm của người khác giữ mãi trong tâm, rồi đi khắp nơi rao truyền cho mọi người biết, vậy thì quá đổi sai lầm. Chính mình đã tạo lỗi lầm quá lớn như vậy, thì làm sao có thể tránh khỏi ác báo?




Khéo giữ thân nghiệp không mất luật nghi: Tức là dạy chúng ta không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
Khéo giữ ý nghiệp: Tức là dạy chúng ta không tham lam, không sân giận, không si mê.
Từ đây mà thấy được khéo giữ 3 nghiệp chính là Ngũ Giới-Thập Thiện. Chúng ta là những người tu Tịnh nghiệp cần phải bắt đầu từ những điều này mà hạ thủ công phu. Nếu như chúng ta vẫn còn tiếp tục điên đảo mà xem thường việc khéo giữ 3 nghiệp này, để rồi để mặc cho 3 nghiệp: Thân-Khẩu-Ý của chính mình tạo tác, thì trong đời này Tịnh nghiệp của mình không có cách nào thành tựu được.
Mà Tịnh nghiệp không thành thì tất phải theo nghiệp lưu chuyển, để rồi không ngừng trôi lăn mãi trong luân hồi lục đạo. Cái khổ trong lục đạo nói mãi không hết, bạn hãy nói xem có đáng sợ hay không?
Cho nên, rất mong mọi người thiết thật cố gắng, mỗi ngày cố gắng một chút, ngày hôm nay có gắng hơn ngày hôm qua, ngày mai cố gắng hơn hôm nay, tháng này cố gắng hơn tháng trước, năm này có gắng hơn năm trước, rồi lần hồi đi đến viên mãn Ngũ Giới – Thập Thiện, tạo thành bàn đạp vững chắc để việc vãng sanh của chính mình được thuận buồn xuôi gió, thành tựu Đạo quả.
(Pháp ngữ của Pháp Sư Tịnh Không)