Nói theo nhân quả thì mỗi suy nghĩ, lời nói đến hành động của chúng ta trong suốt cuộc đời này đều đã bị nghiệp lực chi phối, khống chế, sắp đặt sẵn và bị trói buộc trong nghiệp duyên dẫn dắt… cho nên chúng ta không có cách nào để thoát ra khỏi nghiệp lực nhưng vẫn có thể thay đổi được nghiệp nhờ vào sự tu hành.

Nếu dùng đề kinh này để mà nói thì là chướng ngại “Vô Lượng Thọ”, chướng ngại “Trang Nghiêm”, chướng ngại “Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Giác”. Cả ngày từ sáng đến tối suy nghĩ đủ thứ, miệng nói chuyện phiếm, nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ được?

Có câu: “ Nói nhiều ắt dễ sai”, nên chư Tổ Sư Ðại Ðức xưa nay khuyên chúng ta: “Thiểu thuyết nhất cú thoại, đa niệm nhất cú Phật” (nói ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật).
Câu nói này rất là có lý. Nếu không niệm Phật, lo nói chuyện phiếm là đã tạo nghiệp; lại nói chuyện thị phi nhân ngã, cái nghiệp này đáng sợ lắm!
Quả báo của thị phi nhân ngã ở chỗ nào

Nếu như sự thật không phải như vậy, bạn chỉ nghe nói rồi đi nói lại, thì lỗi của vọng ngữ (tức là nói láo, nói lời lừa gạt người khác, nói không thành thật), lưỡng thiệt (tức là nói hai chiều, khiêu khích thị phi, nói lời thêm bớt, khiến cho hai người bất hòa với nhau) ắt đọa tam đồ.

Nếu thật sự tin tưởng, tinh thần ý chí chúng ta tập trung vào một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này niệm niệm liên tục, vừa không có phiền não cũng không có tri kiến, thật là một câu Phật hiệu dẹp sạch vọng tưởng, chấp trước. Ðây là pháp môn tiêu nghiệp chướng không thể nghĩ bàn.

Trong chú giải Quán Kinh Vô Lượng Thọ, Ngài nói với chúng ta: ” Chúng sanh có nghiệp tội sâu nặng, sức mạnh kinh sám nào cũng không tiêu hết được; chỉ có duy nhất một câu “A Di Ðà Phật” này có thể tiêu trừ triệt để!
Quán Ðảnh Ðại Sư nói ra câu này, rất không đơn giản. Nếu Ngài không phải là người tái lai thật sự, triệt để thấu hiểu công đức câu danh hiệu thì không thể nói ra câu này!

Trong hai mươi bốn giờ đồng hồ, cả ngày từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, trong tâm nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng niệm A Di Ðà Phật, thân lễ lạy A Di Ðà Phật, đấy gọi là tam nghiệp tu hành.
Như vậy mới tiêu nghiệp chướng được. Pháp môn niệm Phật thù thắng đệ nhất, chính là trong tâm chỉ nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng chỉ niệm A Di Ðà Phật, thân chỉ lạy A Di Ðà Phật, tam nghiệp đều đặt ở A Di Ðà Phật, nghiệp chướng tự nhiên sẽ không xuất hiện, tội chướng cũng tiêu trừ.
Trong tất cả các thiện, cái thiện nhất cũng không hơn nổi một câu hồng danh sáu chữ này. Tâm chúng ta dừng ở đây, miệng cũng dừng ở đây, thân cũng dừng ở đây; tam nghiệp thân, ngữ, ý đều có thể dừng ở sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Ðà Phật” thì thật sự chí thiện, quả báo có được cũng là chí thiện.

Tụng bảy ngày Lương Hoàng Sám còn có vọng tưởng không? Nếu vẫn còn suy nghĩ đủ thứ, thì nghiệp chướng của bạn cũng chưa được tiêu trừ.

Trong tâm từng câu “A Di Ðà Phật” tiếp nối nhau, vọng tưởng sẽ không sanh ra được.
Nghiệp chướng làm sao tiêu sạch? Vọng niệm ít rồi, Phật hiệu nhiều rồi; không niệm thì Phật hiệu cũng hiện tiền, tức là nghiệp chướng tiêu.
Trong tâm luôn luôn có câu Phật hiệu chính là thiện căn phước đức hiện tiền. Vì vậy phải hiểu nghiệp chướng là gì, cách tiêu trừ như thế nào.

Phật Pháp Ðại Thừa chắc chắn không chủ trương hối hận, hối hận một lần thì lại tạo nghiệp thêm một lần, lại hối hận một lần rồi lại tạo nghiệp thêm một lần nữa, như vậy làm sao được!
Bạn cần gì lại đi tạo nghiệp, bạn tạo A Di Ðà Phật thì tốt biết bao!

A Di Đà Phật

Chủ giảng:Pháp sư Tịnh Không
Hoan nghênh lưu thông công đức Vô Lượng.