Trong kinh có câu: “Thất Phật dĩ lai, do thị nghi tử, bát vạn kiếp lai, mạt thoát cáp thân”, nghĩa là: bảy Phật ra đời, vẫn còn thân kiến, tám vạn kiếp rồi, chưa thoát thân bồ câu.
Nghĩ đến những việc này thật sợ đến toát cả mồ hôi, dựng đứng cả chân lông, làm sao mà không nóng lòng nôn ruột chứ? Khi cái chết nó đến, cha mẹ không thể cứu bạn, con cái cũng không thể cứu bạn, bạn dùng mắt nhìn những người xung quanh đứng bên cạnh mình ai là người mà bạn có thể nương tựa! Nương nhờ?
Chỉ có A DI Đà PHậT mới có thể cứu độ bạn, nhiếp thọ bạn, bảo vệ và thành tựu cho bạn. Điều này chẳng phải đã rõ ràng lắm rồi chăng? Sanh tử đại sự không ai có thể giúp mình, chỉ có thể nương nhờ Phật A Di Đà giúp ta vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Khi đã hiểu rõ điều này và đã lựa chọn rồi thì phải nhất tâm nhất ý (một lòng một dạ) niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Thật sự là không còn con đường thứ hai nào khác cho chúng ta nữa! Không còn địa điểm thứ hai nào khác cho chúng ta nương về! Muôn ngàn lần hãy trân quý trong lúc mắt ta còn sáng chân ta còn bước đi được, tinh lực vẫn còn, thể lực đang khỏe mạnh, gấp rút đem hết thân tâm nương tựa vào A DI Đà PHậT, khẩn cầu Phật thương xót, từ sáng đến tối tha thiết cầu nguyện với Ngài một cách liên tục không bỏ phí một giây phút nào.
Nếu như không trân quý Pháp môn này, không nương tựa một cách vững chắc, khó mà tránh được sự sai lầm một cách hồ đồ, suốt ngày từ sáng đến tối sống qua loa qua ngày, chớp mắt là mấy năm qua mau, đến sau cùng bệnh tật giày vò tấm thân, nằm liệt trên giường miệng muốn niệm Phật không ra tiếng, muốn nghe theo tiếng Phật hiệu nghe không rõ, lúc này hối hận thì đã muộn rồi, cơ hội đã vụt mất rồi.
Nên thường xuyên suy nghĩ, thời gian còn lại của mình không còn nhiều nữa, giống như ngọn đèn tàn trước gió, có thể bị dập tắt lúc nào không hay, lại như hạt sương trên cỏ, mặt trời vừa ló dạng, sương mù liền tan, liền bốc hơi hoặc như bọt bóng trên mặt nước, gió vừa thổi liền bị vỡ tan hoặc như tia lửa của cục đá mài vừa xẹt ra thì hết ngay, cái thân thể hư giả này về tuổi xế chiều, tùy thời có thể bị hủy hoại, không sáng thì tối! Không thể không nóng lòng chột dạ.
Đời người nhiều lắm chỉ một trăm năm. Nay đã đến tuổi già rồi, phải mở rộng tâm ra nhìn thấu thế gian này như một vở tuồng, có gì là thật đâu. Trên sân khấu có thể đóng nhiều vai trò khác nhau, có vai nào là thật? Toàn là giả tạm. Cuộc đời chúng ta cũng vậy, cũng đang diễn kịch, đóng vai vợ chồng, vai mẹ con, vai trò gia đình, các loại sự nghiệp! Nay đã già rồi nên biết mọi thứ trên đời đều như một vở tuồng, không thật chút nào, chớ có cố chấp.
Thời gian của tuổi già không còn nhiều nữa, có thể chỉ năm, ba năm, với thời gian ngắn ngủi này phải sống như thế nào? Phải lấy câu A DI Đà PHậT tiêu khiển thời gian, lấy Thế Giới Cực Lạc làm quê hương để ta nương về. Ngày nay niệm Phật mai sau vãng sanh Tây Phương, đây là việc vui sướng biết dường nào! Hạnh phúc biết bao! Nghĩ như vậy thường sinh tâm hoan hỷ, không nên sanh phiền não. Nếu như gặp việc gì không vừa ý tâm phiền não khởi lên lập tức chuyển tâm qua cầu A DI Đà PHậT, nhanh chóng niệm lên câu Phật hiệu xong tự phản chiếu và nghĩ: ta là người trong thế giới của A DI Đà PHậT, sao lại có thể giống như người thế gian? Nghĩ như vậy ta có thể chuyển giận thành vui, vui vui vẻ vẻ niệm A DI Đà PHậT, A DI Đà PHậT! Chuyện đời chớ có xen vào, lo âu nhiều quá, chớ tranh hơn thua với người, làm được như vậy mới là người có trí tuệ! Tự mình được hưởng an lạc, tự tại.
Trích từ sách Nhật Mộ Đồ Viễn (Trời Đã Xế Bóng Đường Về Còn Xa)
Lão Pháp Sư Tịnh Không đề xướng
Pháp Sư Thích Tự Liễu kính biên.