Tổ sư đại đức thường dạy chúng ta, “Nhược yếu Phật pháp hưng, duy hữu tăng tán tăng”(Nếu muốn Phật pháp hưng thịnh, chỉ có tăng tán thán tăng). Các vị trong gia đình thay đổi một chút, nếu muốn gia đình hưng thịnh, chỉ có người trong gia đình tán thán lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, được vậy mới hưng vượng được, chỉ có một đạo lý này. Quốc gia cũng vậy, bạn muốn đoàn thể hưng thịnh, thì mọi người lớn nhỏ trong đoàn thể này tán thán lẫn nhau, muốn quốc gia hưng vượng cũng vậy, lãnh đạo và quần chúng, lãnh đạo và các cấp lãnh đạo đều tán thán lẫn nhau, thì quốc gia nào mà không hưng thịnh! Nhà tại sao suy, nước tại sao vong? Tranh nhau nhìn thấy cái sai của người, nhà liền suy. Chồng thấy quá nhiều chỗ sai của vợ, vợ thấy quá nhiều chỗ sai của chồng, thì nhà này sẽ hạnh phúc chăng? Không thể! Trong đoàn thể, lãnh đạo nhìn thấy chỗ sai của cấp dưới, cấp dưới nhìn thấy chỗ sai của lãnh đạo, đoàn thể này suy rồi. Những lời dạy của thánh hiền thật sự quá quan trọng! (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Chính là công đức hoan hỷ tán thán người khác. Nhất định phải học ẩn ác dương thiện, người khác có sai tuyệt đối không nhắc đến, đó là việc của anh ta, không liền quan gì đến tôi. Tôi muốn nói cái sai của người thì liền biến thành khẩu nghiệp của bản thân mình, thiệt thòi lớn; lấy điều bất thiện của người mà giữ trong lòng mình thì tâm chúng ta bị nhiễm ô rồi. Rất nhiều người không biết đạo lý này, không ghi công đức, thiện hành của người khác, chuyên ghi sai lầm của người. Người khác sai lầm không chắc đã là thật, chúng ta là phàm phu, không có tuệ nhãn, không có pháp nhãn, nhìn không thấy, cái thấy chỉ là bề ngoài, không biết tồn tâm của người. Nếu như người đó tồn tâm hết sức lương thiện, dùng cách bất bình thường để giác ngộ đối phương, thì đó là việc tốt, không phải việc xấu. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Cổ nhân Trung Quốc có nói “Gia hòa vạn sự hưng”, tán thán lẫn nhau là hài hòa, phê bình lẫn nhau là bất hòa, bất hòa thì gia đình suy, tán thán lẫn nhau thì nhất định hưng vượng. Cho nên, dùng trong gia đình, công ty, đoàn thể đều được, xã hội quốc gia cũng vậy. Xã hội ngày nay động loạn chính là bất hòa, cạnh tranh lẫn nhau, phê bình lẫn nhau, khen mình chê người, tạo thành loạn tượng trong xã hội, tạo thành tai biến cho địa cầu. Nếu như thật sự có thể làm được chung sống hòa thuận, đối đãi bình đẳng, thì cư dân trên trái đất mới sống được cuộc sống hạnh phúc, địa cầu có thể sáng tạo nên thái bình thạnh thế. Lịch sử Trung Quốc có không ít lần thái bình thạnh thế, đó là do văn hóa truyền thống Trung Quốc sáng tạo. Tương lai thái bình thạnh thế là mang tính toàn cầu, không phải riêng một nơi nào. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Cổ đức nói rất hay: “Nhược yếu Phật pháp hưng, duy hữu tăng tán tăng”, đến ngày nào đó trong xã hội bạn nhìn thấy người xuất gia, đồng tu học Phật tán thán lẫn nhau, Phật pháp liền hưng thịnh. Nếu như nhìn thấy khen mình chê người, tán thán bản thân, hủy báng người khác, thì Phật pháp suy rồi. Cho nên khen mình chê người, trong Bồ-tát giới là trọng giới, là niệm Phật không thể vãng sanh. Ngày nay chúng ta có một chút trí huệ, thật sự hiểu rồi, đó đều là có được trong Kinh Hoa Nghiêm đã dạy. Biết rằng biến pháp giới hư không giới cùng với bản thân là một thể, điều này thật khó, chúng ta thừa nhận rồi, khẳng định rồi, hoàn toàn tiếp thọ rồi, không những tất cả các pháp môn của Phật giáo đều là một nhà, tôn giáo khác cũng là người một nhà. Không những là người một nhà, thành thật nói với bạn rằng, còn là một thể với bản thân mình, một thể thì làm gì có đạo lý hủy báng ở đây? Chỉ có tán thán, tuyệt đối không hủy báng, chúng ta mới có thể đồng sinh cực lạc quốc. (dẫn từ “Vô Lượng Thọ Kinh Thanh Hoa”)
Phật Thích-ca-mâu-ni vì tất cả bất đồng căn tánh chúng sanh, bất đồng căn tánh cần dùng Pháp môn không giống nhau để độ họ, vì chúng sanh khai tám vạn bốn ngàn pháp môn, môn nào cũng là đệ nhất. Trong Kinh Kim Cang nói rất hay, “Pháp môn bình đẳng, vô hữu cao hạ” (Pháp môn là bình đẳng, không phân biệt cao thấp). Thiện Tài đồng tử tham vấn 53 vị thiện tri thức đại biểu cho 53 loại pháp môn khác nhau, chúng ta không nhìn thấy vị thiện tri thức nào phê bình pháp môn người khác, không tán thành pháp môn của người khác, không nhìn thấy, hơn nữa đều là tán thán lẫn nhau, tán thán pháp môn của bản thân, cũng tán thán pháp môn của người khác, điều này chúng ta cần để tâm quan sát kĩ.
Cổ nhân sở giảng “Nhược yếu Phật pháp hưng, duy hữu tăng tán tăng”, mọi người tán thán lẫn nhau thì có thể hưng vượng, tán thán lẫn nhau thì có thể thành tựu lẫn nhau. Nếu như công kích lẫn nhau, phê bình lẫn nhau, đó là tạo thành đại loạn xã hội, tạo thành sự bối rối không biết theo ai của chúng sanh, quả báo này phải lãnh lấy. Mỗi một pháp môn đều tốt, đều là Phật nói, quảng học đa văn là Phật nói, nhất môn thâm nhập cũng là Phật nói, Phật đối với chúng sanh có căn tánh không giống nhau nói pháp môn không giống nhau. Không ngoài ý muốn chúng sanh này kế cơ khế lý, mau thành tựu. Bồ-tát Giới Kinh có giảng “khen mình chê người”, là một trọng giới trong Bồ-tát giới, đặc biệt là trong Du Già Bồ-tát Giới Bổn, điều này là điều đầu tiên trong giới Bồ-tát, chính là bản thân thán thán bản thân, hủy báng người khác. Nếu như bạn khen mình, không hủy báng người khác, hay hủy báng người khác không khen bản thân mình, thì tội này còn nhẹ; đã khen mình lại chê người thì tội ấy rất nặng. Đấy là việc dễ thấy dễ nghe phổ biến xưa nay. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)