Ngày nay khó khăn nhất của Phật giáo, khó ở chỗ nào? khó ở chỗ không có tâm cung kính, không có tâm cung kính Phật Bồ Tát đến dạy cũng dạy không được, khó ở chỗ này. Lúc xưa có một chút tâm cung kính, đó là cái gì? Từ nhỏ dạy dỗ mà có. Thời đại của tôi, nhờ được chút ánh sáng, được chút ánh sáng là gì? Sinh ra ở nông thôn, nếu như sinh ra ở đô thị thì cũng không có, thành kính này không học được nữa. Nhưng ở nông thôn, nông thôn còn rất cổ hủ, quý vị có một số người từ nông thôn đến, quê hương chúng tôi là nơi khởi nguồn của phái Đồng Thành, cho nên ở hai triều đại Minh Thanh văn phong rất thạnh. Trẻ con ở nông thôn đều đi học, tư thục, quên hương chúng tôi tư thục rất nhiều.
Tôi 6,7 tuổi đã đi học tư thục, tôi nhớ thời gian rất ngắn, đại khái chỉ có một năm, thì đổi thành trường học ngắn hạn, do chính phủ tổ chức. Giáo trình trong trường học ngắn hạn, không còn học cổ thư, đổi thành cái gì mà con chó kiêu, con mèo nhảy, đổi thành giáo trình như vậy, thực sự hỏng rồi. Nhưng cũng may là còn chút ấn tượng, đối với cha mẹ không có không hiếu thuận, đối với anh em không có không thương yêu, đối với tôn trưởng không có không cung kính, đây là chúng tôi từ nhở dưỡng thành.
Tôi học tư thục, tư thục tuy không lớn, ở từ đường, trong nhà bà con của tôi, Vương Thị tông từ, bây giờ từ đường cũng không còn nữa. Ngày vào tư thục được bái thầy, Cha tôi mang theo lễ vậy cúng dường thầy, người nông thôn, mang một chút lễ vật, vào học đường, ở đại điện. Đại điện đó trên thực tế là đại điện của tế lễ tổ tiên, trong đó cúng một bài vị, mấy chữ đó tôi đọc được: “đại thành chí thánh tiên sư chi thần vị”, một bài vị rất lớn cúng ở trong đó. Cha tôi ở phía trước, tôi theo sau, thầy giáo ngồi ở bên cạnh, bạn học đứng ở hai bên. Cha tôi dẫn tôi đối với Khổng Lão Phu Tử hành lễ ba quỳ chín lạy, hành đại lễ.
Sau khi bái xong mời thầy giáo lên ngồi, thầy giáo ngồi ở dưới bài vị của Khổng Phu Tử. Cha tôi dẫn tôi hướng về thầy giáo hành lễ ba quỳ chín lạy, chúng tôi mới hiểu được tôn sư trọng đạo, cha tôi đối với thầy giáo quỳ ở dưới đất ba quỳ chín lạy. Dám không nghe lời thầy không? Không dám không nghe, đây là cha với thầy giáo trình diễn, dạy cái gì? Dạy chúng ta tôn sư trọng đạo, tôn sư trọng đạo học được từ đây, không phải giảng cho chúng ta nghe. Thầy giáo với cha trình diễn cho chúng tôi xem, bạn bè đứng hai bên, xem lễ. Mỗi học sinh lúc đi vào đều hành đại lễ như vậy, cho nên chúng tôi tôn kính đối với thầy giáo, suốt đời đều không thể quên được.
Đời này tôi học Phật, được sự chiếu cố của chư vị giáo sư, đích thực rất lợi ích. Một lần ở từ đường đó lễ bái ba quỳ chín lạy, chính là sự việc này, nếu như đối với thầy giáo không có tâm cung kính này, thầy giáo làm sao có thể chiếu cố quý vị? Đâu có đạo lí này? Là điều không thể.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 393.