Ðộng lực người thế gian, động lực lao động làm việc là vì danh lợi, trong Phật pháp thì xả bỏ hết danh lợi, động lực gì thúc đẩy họ? Bổn thệ, lời thệ nguyện của họ thúc đẩy, tứ hoằng thệ nguyện. Tứ hoằng thệ nguyện thật ra tức là nguyện thứ nhất “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, nguyện lực này thúc đẩy họ. Nếu họ thực sự có nguyện này thì nhất định phải đoạn phiền não, nhất định phải học pháp môn, nhất định phải thành Phật đạo. Tại sao vậy?
Họ không đoạn phiền não, không học pháp môn thì không có khả năng độ chúng sanh. Từ đây có thể biết do nguyện lực này thành tựu cho họ. Sau khi chính họ thành tựu, họ mới có thể thực hiện nguyện lực, mới có thể phổ độ chúng sanh. Cho nên chư Phật đã thành Phật, sau khi thành Phật, quyết định không trụ trên ngôi vị Phật, lui về ngôi vị Bồ Tát, hành Bồ Tát đạo. Bồ Tát là địa vị của học sinh, Phật là địa vị của thầy giáo, vì ở trên địa vị của thầy giáo thì phiền phức.
Phật đạo là sư đạo, đề xướng tôn sư trọng đạo, chỉ có học sinh đến cầu thầy giáo, thầy giáo không thể tùy ý dạy học sinh, nếu thầy giáo tùy tiện dạy học sinh thì học sinh sẽ chẳng tôn kính thầy giáo. Trong sư đạo chỉ có nghe nói việc đến học chứ không có việc đi dạy, thời xưa ở Trung Quốc và Ấn Ðộ đều như vậy. Còn việc cầu học, bạn tới cầu học, chẳng có việc thầy giáo đến nhà bạn dạy bạn, chẳng có đạo lý này. Ai có thể đến nhà bạn dạy bạn? Bồ Tát. Bồ Tát là bạn đồng học, đồng học thì sẽ chẳng tôn nghiêm, đồng học có thể tùy tiện. Cho nên trong kinh nói “làm người bạn không mời mà đến”, bạn không đến kiếm tôi, tôi có thể đi kiếm bạn, đó là Bồ Tát, Bồ Tát thì tiện lợi hơn. Quan hệ chúng ta là quan hệ bạn học, chúng ta không phải là quan hệ thầy trò, bạn phải biết.
Ðức Phật Thích Ca biểu diễn làm một người thầy giáo, có rất nhiều chư Phật Như Lai biểu diễn làm bạn đồng học, thị hiện thân phận Bồ Tát, đến làm bạn đồng học với chúng ta, đến giúp đỡ chúng ta.
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không.
Quyển Thượng .PHẨM THỨ SÁU: NHƯ LAI TÁN THÁN: – Tập 25-Tr -606)