Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Cười hớn hở là tướng thọ ký

Cười hớn hở là tướng thọ ký - Phật A Mi Đà
Cười hớn hở là tướng thọ ký, nụ cười này, nói như cách nói hiện nay, chắc chắn chư Phật Bồ Tát khế nhập cảnh giới.
“Kỳ quang tùng bỉ diện môn xuất”, bỉ ở đây chính là Phật A Di Đà, phóng ra từ trên đỉnh đầu của Phật A Di Đà, nên biết Vô Lượng Tôn là Vô Lượng Thọ Phật, trong nụ cười hiện ra kim dung, nên kim dung của Phật Di Đà thị hiện tướng tươi cười, ánh sáng phát ra từ đây.
Trong Hội Sớ nói, lúc đó khi Bồ Tát phát nguyện, cảm ứng đạo giao không sai chút nào. Cười hớn hở là tướng thọ ký, nụ cười này, nói như cách nói hiện nay, chắc chắn chư Phật Bồ Tát khế nhập cảnh giới. Chư Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc, thấy sắc nghe âm thanh đại triệt đại ngộ. Nụ cười hoan hỷ này của Phật là chứng minh cho họ thấy. Trong kinh Phật nói thọ ký, Như Lai thường trú tam muội, thường trú tam muội là tự tánh bổn định, cũng là điều ngài Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn không dao động”. Tự tánh là chân tâm của chúng ta, chân tâm xưa nay chưa từng động. Do đó chúng ta có thể lãnh hội được, động chính là vọng tâm_Ý niệm này của chúng ta động, niệm trước diệt niệm sau liền sanh, nên A lại da, Mạt na, đệ lục ý thức, tiền ngũ thức tất cả đều là động. Pháp tướng gọi là tám tâm vương, bát thức cũng gọi là tám tâm.
Tám tâm vương là động, không phải tịnh, nên nó không phải chân tâm, chân tâm bất động. 51 tâm sở tương ưng với tâm vương, đương nhiên là động. Tâm vương động, tâm sở sao có thể bất động được? Chân và vọng của nhà Phật sai khác chính là chỗ này, bất động là chân, bất biến là chân. Động là giả, biến là giả, chân vọng phân biệt như thế.
“Tương dục nhi thuyết, an tường nhi động”. Đức Phật thuyết pháp, ngài thuyết pháp có động chăng? Động trong bất động, bất động mà động. Thực tế mà nói, ngài bất động. Hiện tướng này là hiện tại trong cõi thật báo trang nghiêm. Hiện nay Phật A Di Đà trong cõi thật báo trang nghiêm, vì sao hiện tại ở đó? Vì Bồ Tát có ứng, những vị Bồ Tát này đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát, cũng có nghĩa là đều là chứng được không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đều chứng được cảnh giới này.
Phật A Di Đà thường trú tại cõi thường tịch quang, không ở cõi thật báo. Bồ Tát cõi thật báo có cảm, trong thường tịch quang Phật có ứng, liền hiện thân, ý nghĩa giống như trong Phẩm Phổ Môn nói: Cần lấy thân gì để độ liền hiện thân đó, nhưng trong cõi thật báo chắc chắn là hiện thân Phật. Vì đối tượng đó là ai? Đối tượng đó là 41 vị pháp thân đại sĩ, đối diện với những người này đương nhiên phải hiện thân Phật, không hiện thân Bồ Tát. Đối với trong lục đạo mới hiện 32 thân, trong thường tịch quang là hiện thân Phật.
Thế nên ở đây nói “an tường nhi động”, quý vị xem trong động là an tường, nên tâm Phật trong suốt, vô hỷ vô lo. Ngài không khởi tâm động niệm, làm gì có ưu hỷ! Cũng có nghĩa là ngài không có phân biệt, không có chấp trước, không có khởi tâm cũng không có động niệm, nên khi thọ ký hiện lên nụ cười tươi, biểu thị sự mỉm cười, đây là thọ ký cho Bồ Tát. Chứng minh sở ngộ của Bồ Tát là chính xác, không sai, giúp Bồ Tát ấn chứng.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 440 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *