Đệ tử Phật bất luận tại gia hay xuất gia, cúng Phật nhất định phải thắp nhang, cúng đèn, dâng nước. Đó là ba thứ đơn giản nhất để cúng Phật Bồ Tát, bớt đi các thứ khác không sao cả, nhưng những thứ trên không thể bớt được.
Chúng ta thắp một cây nhang, phải tưởng đó là Giới, phải tưởng đó là Định. Hương tượng trưng cho Pháp. Đệ tử Phật, bất luận tại gia hay xuất gia, cúng Phật nhất định phải thắp nhang, phải đốt đèn, phải dâng nước. Đó là ba thứ vật cúng đơn giản nhất để cúng Phật, Bồ Tát; bớt đi những thứ khác không ăn nhằm gì, nhưng những thứ trên không thể bớt được!
Hương tượng trưng cho gì? Hương tượng trưng cho Giới, Định; thấy hương, nghe mùi hương, phải tưởng Giới Định. Chư Phật, Bồ Tát tu Giới, tu Định thành tựu. Giờ đây, các Ngài cũng dạy chúng ta như thế. Đăng (đèn) tượng trưng cho ánh sáng trí huệ, ngụ ý đốt mình soi sáng người khác. Trí huệ chẳng phải là Tự Thọ Dụng, mà là Tha Thọ Dụng. Trí huệ do đâu mà có? Trí huệ phát xuất từ Giới sanh Định, Định khai Huệ. Nước tượng trưng cho tâm tánh.
Tất cả hết thảy vật cúng khác đều chẳng cần thiết lắm, bởi lẽ hiện tại cuộc sống con người bước vào thời đại công nghiệp, nhà cửa (đặc biệt là tại đô thị) quá nửa sống trong chung cư (apartment). Một tòa cao ốc có cả mười gia đình sống, có tòa nhà cả trăm gia đình sống. Nhà càng dựng về sau càng thấp lè tè. Vì sao vậy? Để tiết kiệm năng lượng. Mùa Đông mở máy ấm, mùa Hè mở máy lạnh, bởi thế trần nhà càng thấp, phòng ốc cũng hẹp hơn để tiết kiệm năng lượng. Gian phòng thấp như thế, chúng ta vói tay là đụng trần nhà rồi. Bởi thế, nếu thờ Phật ở nhà, nói chung phải thờ tượng Phật nhỏ, đương nhiên đốt nhang chẳng thích hợp.
Hương đốt, đèn dầu, nến đều chẳng thích hợp, vì sao vậy? Chúng có chất muội (bồ hóng), muội dầu làm đen nhà. Nhà cửa hẹp quá, chẳng như tự viện điện đường rất lớn, không khí lưu thông, nhà cao, nên chẳng có vấn đề gì. Bởi thế, hiện tại ở chung cư [cúng hương, đèn] chẳng thích hợp lắm, tốt nhất là cúng nước. Nước rất quan trọng, nó tượng trưng thanh tịnh bình đẳng. Tâm ta trong sạch như nước, bình đẳng hệt như nước. Nước biểu thị những ý nghĩa đó. Trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, phải luôn giữ được thanh tịnh – bình đẳng – giác, chỉ cần tâm thanh tịnh tự nhiên sẽ có trí huệ, Giác là trí huệ. Vật cúng nhằm biểu thị pháp, nước chẳng phải để cho Phật, Bồ Tát uống; phải hiểu ý nghĩa này.
Chén cúng tốt nhất là dùng thứ trong suốt, biểu thị ý nghĩa vô cùng sáng rõ. Ngoài chén có thể nhìn thấy nước trong sạch đựng bên trong. Chớ nên cúng trà, trà có màu, chẳng trong sạch, phải cúng bằng nước. Bởi thế, hiểu được ý nghĩa biểu thị pháp thì mỗi khi trông thấy chén nước cúng, liền nghĩ tâm ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng. Từ việc cúng nước phải biểu lộ được ý nghĩa của pháp được biểu thị. Bất luận nơi đâu, hễ trông thấy nước, như lúc quý vị đang khát, uống một chén nước, thấy nước bèn nghĩ đến “thanh tịnh – bình đẳng – giác”. Giáo học Phật pháp dùng phương pháp này để thời thời khắc khắc cảnh tỉnh chúng ta, vừa trang nghiêm lại vừa đẹp mắt, lại bao hàm ý nghĩa thật phong phú.
A DI ĐÀ Phật
HT. TỊNH KHÔNG.