Trong danh hiệu chư Phật, nhất là A Di Đà Phật, có thể nói, A Di Đà Phật là tên chung của tất cả chư Phật. Đức Phật nào cũng có thể xưng A Di Đà Phật, nghĩa của A Di Đà Phật là gì? Cả câu này là tiếng Phạn, được dịch âm, khi dịch sang tiếng Trung quốc thì quí vị đã hiểu. A dịch là vô, Di đà dịch thành lượng, Phật được dịch là Giác, trí tuệ. Nối các chữ Trung quốc lại, bạn đã rõ, đó là Vô lượng giác, Trí tuệ vô lượng, vị Phật nào không phải vô lượng giác? Có vị Phật nào không phải vô lượng trí tuệ? không phải hoàn toàn thế sao? Bởi thế ngài là tổng hiệu của tất cả chư Phật, niệm một câu danh hiệu Phật là niệm tất cả chư Phật, không sót danh hiệu nào cả. Tất cả đức tướng trí tuệ viên mãn của chư Phật đều được bao hàm trong một câu danh hiệu này, ta phải nắm được ý của vấn đề, để khỏi lúc phải niệm thứ này, lúc phải niệm thứ khác. Không cần phiền phức như vậy, nắm chắc ý chính thì những thứ khác cũng nắm được.
Danh hiệu này là cương lĩnh chung của tất cả mọi danh hiệu, danh hiệu là pháp môn đại diện, nó là đầu mối của tất cả các pháp môn, nên chúng ta phải nắm rõ nó. Đó là tổng vạn đức thành, thành tựu này chỉ nhờ vào một câu danh hiệu. Nhưng có thể nhất niệm để niệm danh hiệu Phật, trong nhất niệm đó đã đầy đủ vạn đức, trong mỗi niệm đã niệm vạn đức, quả thực không thể nghĩ bàn, chúng ta phải tìm hiểu rõ ràng, minh bạch, liệu có thể không niệm ư? Cái gì cũng có thể không niệm, thứ gì cũng buông bỏ được, chỉ nắm chắc một câu danh hiệu là đủ. Đây là câu nói của những đại đức tổ sư thời Tuỳ Đường phát biểu, không phải một người nói mà tất cả mọi người đều nói.
Ác nghiệp từ vô thỉ là do vọng tâm sinh ra, công đức niệm Phật được khởi lên từ chân tâm. Chân tâm như mặt trời, vọng tâm như bóng tối, chân tâm vừa khởi, vọng niệm liền mất, như mặt trời ló dang thì đêm tối không còn. Mấy câu này là nói về công đức của việc niệm Phật, những lợi ích của việc niệm Phật, có thể diệt trừ tội nghiệp, tiêu trừ nghiệp chướng của bạn, vì sao? Ác nghiệp vô lượng vô biên từ vô thỉ kiếp đến nay là do vọng tưởng sinh, vọng là gì? Mê, mê mà không giác, đi ngược lại với tự tánh, nên họ mới tạo tất cả tội nghiệp. Tội nghiệp là gì? Mê lầm ngay từ đầu, cho rằng thân này là của ta, tất cả khởi tâm động niệm đều vì thân này, để thân này hưởng thụ, nhưng thân này là giả, không phải của ta.
Quý vị xem, chúng ta tận tâm tận lực vì nó, thật đáng thương, tạo tội nghiệp đầy thân. Khi có thân, đầu tiên là tự tư tự lợi xuất hiện, vì lợi ích bản thân, ta bắt đầu hại người. Tất cả khởi tâm, động niệm đều vì lợi ích chính mình, hại người lợi mình, khởi tâm động niệm là tổn người lợi mình. Trong quá trình đó ta đã tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, quả báo là rơi vào trong tam đồ: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Bởi thế điều đầu tiên Phật dạy chúng ta: Thân này không phải là tôi, mà thân thuộc về cái gì? Phật pháp gọi thân là ngã sở, chính là tôi sở hữu. Như áo quần vậy, áo quần không phải là tôi, mà nó là sở hữu của tôi, mình phải phục vụ cho áo quần ư? Không, vì sao? Biết nó không phải là của ta, cái gì mới là của ta? Cái gì là của ta? Có, giáo lý Đại thừa cho rằng thường, lạc, ngã, tịnh. Bốn chữ này là chân lý, không phải giả.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 400)