Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chúng ta sợ người ta nói mình mê tín

Tượng vàng Đức Phật cầm sen
Hiện nay chúng ta sợ người ta nói mình mê tín, nói thật ra chẳng phải chúng ta mê tín, họ mới mê tín. Như thế nào là mê tín? Chưa tìm hiểu rõ ràng chân tướng sự thật bèn tin tưởng, vậy gọi là mê tín. Chúng ta là những người học Phật, chưa tìm hiểu rõ chân tướng sự thật bèn tin Phật pháp, bèn niệm kinh lạy Phật, thì đó là mê tín, chẳng sai gì cả!
Người ấy nói chúng ta mê tín thì người ấy cũng mê tín, tại sao? Người ấy đối với Phật pháp cũng chưa tìm hiểu rõ ràng, minh bạch, bèn nói đó là mê tín, do đó họ cũng mê tín. Cái mê tín của chúng ta có ích lợi, còn mê tín của họ thì có hại, chẳng có lợi, nên cả hai đều là mê tín. Khi bạn đã tìm hiểu Phật pháp rõ ràng rành rẽ, xong rồi bạn nói chúng ta tín hay mê tín, nếu vậy thì điều bạn nói mới đúng. Chưa tìm hiểu rõ ràng bèn nói chúng ta mê tín, tôi cảm thấy họ mê tín còn nhiều hơn, mê tín trên mê tín, chúng ta thì mê tín một tầng, họ thì mê tín hai tầng. Cho nên muốn phê bình đúng đắn thì bạn nhất định phải tìm hiểu rõ ràng, nếu bạn chẳng hiểu rõ mà cứ tùy tiện nói thì sẽ rất dễ làm mích lòng, rất dễ tạo ác báo như trong kinh đã nói. Ác báo hình thành như thế nào? Do ngu si.
Ngu si như thế nào? Chưa tìm hiểu rõ ràng bèn nói bừa, tùy tiện phê bình, vậy là không nên, thái độ học vấn như vậy là sai lầm, chẳng đúng đắn. Nghe người ta nói thì cũng không được, người ta nói có đáng tin không? Khi nghe người ta nói, chúng ta phải đi sâu vào, nghiên cứu để tìm chứng minh. Giống như chúng ta học Phật vậy, chúng ta đọc kinh điển của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chẳng phải nhất loạt thuận theo, nghe theo Ngài, chúng ta ở trong ấy tu học, cầu chứng, chứng minh lời Phật nói là chân thật, chẳng phải giả. Đây là điểm thù thắng của nền giáo học Phật Đà, đức Phật nói cho bạn, giảng cho bạn hiểu rõ, tín, giải, hành, chứng. Bạn phải tin trước, sau khi bạn tin xong thì tìm cầu giải, chỉ tin thôi không được, nhất định phải giải (hiểu rõ). Giải xong, bạn phải cầu chứng, chứng minh điều bạn tin, điều bạn giải, đích thật là vốn có trong tự tánh, chẳng phải đến từ bên ngoài, Phật pháp gọi là Nội Học, ý nghĩa là như vậy
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không.
Quyển Thượng .PHẨM THỨ SÁU: NHƯ LAI TÁN THÁN: – Tập 23-Tr -541)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *