Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chúng ta chỉ chọn lấy trì danh niệm Phật

Ý nghĩa của việc niệm Nam mô A Di Đà Phật
Nói đến Hạnh, Hạnh cũng phải là “dĩ trí khởi Hạnh”, hạnh ấy mới là “diệu hạnh”. Trước hết, phải đại triệt đại ngộ, sự đại triệt đại ngộ này chẳng phải là triệt ngộ trong Thiền Tông, mà là thật sự hiểu rõ Tây Phương Tịnh Độ, hiểu rõ Sự và Lý ở hai nơi Sa Bà và Cực Lạc, đó gọi là “đại triệt đại ngộ”. Vì sao? Quyết tâm muốn rời khỏi Sa Bà, muốn đạt đến thế giới Cực Lạc, tâm ấy kiên định, tâm ấy quyết định chẳng thay đổi. Đó là sự triệt ngộ trong Tịnh Độ Tông. Sau đấy, quý vị niệm một câu Phật hiệu sẽ giống như trong Niệm Phật Viên Thông Chương, Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai” (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, chẳng nhờ vào phương tiện mà tự đạt tâm khai), đó là diệu hạnh! Khăng khăng một mực niệm một câu Phật hiệu này, khăng khăng một mực tu pháp môn này, chúng ta giữ lấy một bộ Tịnh Độ Ngũ Kinh này là đủ rồi, quyết định đạt được Thượng Phẩm Thượng Sanh, đó là diệu hạnh. Những kinh điển khác đều có thể chẳng cần đến, Liên Trì đại sư nói: “Tam Tạng mười hai bộ, nhường cho kẻ khác ngộ”, ta chẳng cần đến, khăng khăng một mực có một thứ này là được rồi, một bộ kinh A Di Đà là được rồi! “Tám vạn bốn ngàn hạnh, để cho người khác hành”, để cho những người khác tu hành [các hạnh khác]!
Chúng ta chỉ chọn lấy trì danh niệm Phật, khăng khăng một mực, đó là diệu hạnh, là sự chọn lựa bằng trí huệ chân chánh. Chẳng có chân thật huệ thật sự, sẽ chẳng thể khăng khăng một mực! Nếu cái tâm [so đo, chụp giật, toan tính học pháp này, pháp nọ] chưa nguội lạnh, sẽ chẳng thể khăng khăng một mực, dẫu có tu hành, vẫn chẳng phải là diệu hạnh. Nếu kẻ ấy gặp duyên, vẫn bị thoái chuyển, vẫn thay lòng đổi dạ! Nghe người ta nói mấy câu, khuyên quý vị mấy lời, ngay lập tức ý niệm xoay chuyển, thay đổi, hạnh kiểu đó chẳng diệu! Thật sự là chẳng diệu! Ý niệm vừa chuyển, bèn vào trong ba ác đạo. [Chắc quý vị sẽ cãi] ý niệm vừa chuyển cũng chẳng đến nỗi đọa trong ba ác đạo, vì sao [pháp sư] nói nghiêm trọng dường ấy? Tôi thưa cùng quý vị, ý niệm xoay chuyển sẽ thật sự đọa trong tam ác đạo. Dẫu quý vị nhân phẩm, đạo đức, học vấn, phước báo tốt đẹp cách mấy, vẫn đọa trong ba ác đạo, vì nguyên nhân nào? Quý vị đã phá hoại pháp Tịnh Độ!
( Lược Trích : A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa – Trang9 – Quyển V – Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không )
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *