Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chính là mười tiếng danh hiệu, một câu là một tiếng

Tánh Đức tịch chiếu, danh Pháp Thân, Tu Đức chiếu tịch, danh Báo Thân
TÔI TRỞ VỀ SINGAPORE, LIỀN NGHĨ ĐẾN PHÁP THẬP NIỆM NHƯ TRONG KINH NÓI. CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐẠO HỒI, DÙNG THỜI GIAN NGẮN NHẤT MỘT NGÀY CÓ THỂ TU 10 LẦN.
“Nên chỉ trở thành biệt thời, chỉ hậu thời, nhân của thành Phật”. Quý vị học Pháp Hoa, học Hoa Nghiêm là trồng hạt nhân làm Phật, đời này chưa chắc có thể thành tựu. Nhưng niệm câu A Di Đà Phật, đời này chắc chắn thành tựu, lợi ích này quá lớn. Lợi ích này Hoa nghiêm và Pháp Hoa không thể sánh được. “Nói về pháp thể, vốn không cần đợi đến biệt thời”. Mỗi bộ kinh Đức Phật đều có nói, như trong Kinh Bát Nhã nói: “pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”. Đây là sao? Đây là nói từ pháp thể. Mỗi bộ kinh, nếu như ta tinh tấn tu hành đều có thể thành Phật, nhưng căn tánh không giống nhau. Có một số kinh nếu không hợp với căn tánh chúng ta, khi tu hành sẽ rất khó khăn, rất khó đạt được lợi ích hiện thực, chỉ có thể nói là trồng chút ít thiện căn trong A lại da thức mà thôi. Đây là thật, không phải giả, không thể được lợi ích viên mãn ngay trong đời này. Duy nhất bộ kinh này, không những được lợi ích, mà còn được lợi ích cứu cánh viên mãn, thật hiếm có. Chúng ta không thể không hiểu điều này.
“Nhưng người tu hành căn tánh thấp kém”, đây là nói tiếp phần trước. Pháp thể là thật, tại sao không được lợi ích? Cần phải giải thích nguyên nhân này. Người tu hành căn tánh thấp kém, nghĩa là tập khí phiền não quá sâu nặng, “nên không thể nhanh chóng thành Phật”. Trong kinh đích thực có phương pháp thành tựu trong một đời, nhưng chúng ta không thể một đời thành tựu. Không phải lý luận phương pháp trong kinh có vấn đề, mà do căn cơ của chúng ta có vấn đề. Điều này không thể không hiểu.
“Chỉ có nhất thừa nguyện hải của Tịnh tông”, lại trở về Tịnh độ Tông, trở về pháp môn mà hiện tại chúng ta đang nói. “Sáu chữ hồng danh, mười người niệm mười người vãng sanh, vạn người tu vạn người đi, nên vượt qua các kinh khác”. Câu này là đại sư Thiện Đạo nói, vạn người tu vạn người đi là đại sư Thiện Đạo nói. Có thật chăng? Là thật. Vậy sao bây giờ chúng ta tu học pháp môn này_trước đây thầy Lý thường nói, dùng Liên Xã Đài Trung làm ví dụ. Trong một vạn liên hữu, vãng sanh thật sự chỉ có hai ba người. Đại sư Thiện Đạo nói vạn người tu vạn người đi, hiện nay tu Tịnh độ vì sao trong một vạn người chỉ có một hai người vãng sanh? Phải chăng là kinh có vấn đề, giáo có vấn đề, phương pháp có vấn đề? Đều không phải, đều không có vấn đề, vấn đề ở chỗ chúng ta không y giáo phụng hành. Ngày ngày đọc 48 nguyện nhưng không làm được.
Quý vị xem, chúng ta đưa ra ba lời nguyện này, là ba nguyện quan trọng nhất trong 48 nguyện. Từ tánh quan trọng của nó, đây là một, hai, ba, nguyện thứ 18 là quan trọng bậc nhất, nguyện thứ 20 là quan trọng thứ hai, nguyện thứ 19 là quan trọng thứ ba. Chúng ta thực hành được ba nguyện này chăng? Chúng ta ngày nay đã chí tâm tín nhạo chăng? Chưa. Ngày nay chúng ta đem tất cả thiện căn tâm tâm hồi hướng rồi chăng? Không có thiện căn.
Thiện căn là gì? Vấn đề này cần phải hiểu, thiện căn là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Trong kinh nói rất rõ ràng, đây là pháp nhân thiên. Thanh văn bồ đề, Duyên giác bồ đề, cho đến vô thượng bồ đề, đều nương vào nền tảng này mà sanh khởi, đây gọi là thiện căn. Đầy đủ thập thiện trong kinh điển mới xưng là: “thiện năm tử thiện nữ nhơn”. Chúng ta thực hành được thập thiện chăng? Quan trọng hơn tất cả, đây là căn bản của giới luật. Nếu chí tâm tin hiểu ưa thích, trong câu Phật hiệu này sẽ viên mãn thập thiện nghiệp đạo.
Trong câu Phật hiệu này của chúng ta có bao hàm viên mãn thập thiện nghiệp đạo chăng? Chúng ta còn tâm hại người chăng? Còn tâm não hại người chăng? Còn tâm oán hận chăng? Còn oán hận não nộ phiền chăng? Nếu còn những thứ này, dùng nó để hồi hướng đâu được. Phải dùng thiện căn để hồi hướng, còn đây là phiền não. Phiền não không thể hồi hướng cầu sanh Cực Lạc, phiền não hồi hướng là trôi lăn trong luân hồi lục đạo. Phải hiểu rõ ràng điều này, trong kinh nói phải dùng thiện căn hồi hướng. Vậy chúng ta biết Thập Thiện Nghiệp Đạo là thiện căn, câu A Di Đà Phật của chúng ta đầy đủ Thập Thiện Nghiệp Đạo, hồi hướng như vậy mới có sức mạnh. Tương ưng với kinh giáo, nhất định được vãng sanh. Quý vị xem, sức mạnh niệm Phật này lớn biết bao!
“Cho đến mười niệm”, nên cổ đức có Thập Niệm Pháp, chư vị tổ sư truyền Thập Niệm Pháp_Tổ sư Ấn Quang dạy chúng ta: Một hơi gọi là một niệm, không kể là bao nhiêu câu Phật hiệu. Chúng ta niệm bốn chữ: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật…hết một hơi gọi là một niệm. Đây là người tu Tịnh độ, nếu công việc của mình bận rộn, dùng phương pháp này trong hai thời sáng và tối. Buổi sáng ngủ dậy súc miệng xong, trong nhà có thờ Phật thì ở trước Phật đường, cung kính lạy Phật ba lạy, tu Thập Niệm Pháp này, khi niệm xong hồi hướng cầu sanh Tịnh độ. Buổi tối trước khi ngủ cũng cũng áp dụng phương pháp này trong thời kinh tối, tiết kiệm thời gian nhất, thời gian rất ngắn. Mỗi ngày sáng tối không gián đoạn, đây cũng gọi là tịnh niệm tương tục, suốt đời nuôi dưỡng thói quen này. Bình thường niệm gọi là tán niệm, hai thời sáng tối gọi là định khóa.
Trước đây tôi ở Singapore, có một lần các đồng học cùng đi Malaysia phỏng vấn với tôi, Malaysia là đất nước của Hồi giáo. Tiếp xúc với những người Hồi giáo, thấy họ mỗi ngày lễ bái năm lần, tôi rất cảm động. Chúng ta biết, hồi giáo trên toàn thế giới là Tôn giáo đoàn kết nhất. Vì sao lại đoàn kết được như vậy? Một ngày lễ bái năm lần. Tôi trở về Singapore, liền nghĩ đến Thập Niệm Pháp trong kinh nói. Chúng ta có thể làm theo phương pháp của Đạo hồi, dùng thời gian ngắn nhất một ngày có thể tu mười lần. Cho nên tôi cũng nghĩ đến Thập Niệm Pháp, thập niệm này của tôi chính là mười tiếng danh hiệu, một câu là một tiếng. A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, mười niệm này chỉ cần hai phút là xong. Sáng sớm thức dậy một lần, sau ba bữa ăn ba lần. Sáng tối hai lần, ba lần sau bữa ăn nữa là năm lần. Khi quý vị đi làm và tan sở, buổi sáng lúc đi làm và tan sở, buổi chiều lúc đi làm và tan sở, là chín lần. Từng giờ từng phút không quên, rất lợi ích. Đạo hồi một ngày cầu nguyện năm lần, chúng ta trong sinh hoạt một ngày niệm Phật chín lần. Một lần mười câu Phật hiệu, nuôi dưỡng thành thói quen này, rất tốt! Sau khi tôi đề xướng rất nhiều người hưởng ứng, ảnh hưởng rất tốt. Rất nhiều người nói với tôi, họ dùng phương pháp này đều rất lợi ích.
Đơn giản, khi ăn cơm chắp tay niệm: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, mười câu A Di Đà Phật. Ăn cơm xong cũng chắp tay niệm mười câu A Di Đà Phật, đây gọi là kết trai. Không cần sáng tối trước lúc ăn cơm, không dùng thức đó, chúng ta dùng cách niệm Phật A Di Đà. Chí tâm tin hiểu ưa thích, công đức thù thắng không thể nghĩ bàn, quả đúng là mười người niệm mười người vãng sanh, vạn người tu vạn người đi, hoàn toàn là thật.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 148)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *