Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Cảnh tùy tâm chuyển

Cảnh tùy tâm chuyển
Nếu nhân tâm tốt, hành vi của con người là tốt thì hoàn cảnh cư trú sẽ tốt và ngược lại vì “cảnh tùy tâm chuyển”. Đây chính là người xưa nói “mua thuận gió hòa” không có tai nạn, hạn hán, lũ lụt, ngập úng .v.v…
Phật Bồ Tát vĩnh viễn không rời chúng ta, lời này là thật, nên thật sự có thể tiếp nhận. Có người nhiệt tâm đến dạy học, người ở đây có phước, không gặp chướng ngại. Phật pháp thịnh hành ở khu vực này, đó đều là nhờ tiếp thọ giáo hóa của Phật, cho nên nói “mị bất mông hóa”, không ai không nhờ Phật giáo hóa. Đã được Phật giáo hóa, tức đều hàng phục kiết tường, ý của câu này là cảm động Phật Bồ Tát, cảm động thiên thần, cảm động địa thần, đều ở nơi khu vực này, gia hộ nơi đây được kiết tường, vĩnh viễn không có tai họa, vĩnh viễn không có thiên tai.
Nói tóm lại thiên hạ hòa thuận, mỗi người đều đạt được sở nguyện của mình. Trên đoạn kinh văn này nói: “Thiên hạ hòa thuận”, chính là thế giới đại đồng. “Thế giới hòa bình, vạn bang hòa thuận”, bang là quốc gia, rất nhiều quốc gia trên thế giới đều sống hòa thuận, đối đãi bình đẳng, thiên hạ như một nhà. Đầu tiên nói về nhân sự, vì sao vậy? Nhân tâm tốt, hành vi của con người tốt, thì hoàn cảnh cư trú sẽ tốt, vì cảnh tùy tâm chuyển.
“Nhật nguyệt thanh minh, gió mưa đúng thời”, đây chính là người xưa thường nói: “mưa thuận gió hòa”, không có hạn tai, hạn là hạn hán, ngập úng là thủy tai, không có lũ lụt, không có gió bão. Sấm sét cũng tạo thành tai họa. Trong phần tin tức chúng ta thấy, một lần sấm sét lớn, hơn 30 người bị sét đánh chết, điều này trước đây chúng ta chưa từng nghe. Tôi sống đến 85 tuổi, đây là lần đầu tiên nghe đến. Nói ngẫu nhiên, tôi chỉ nghe nói sét đánh chết một hai người, còn chưa từng nghe nói sét đánh một lần chết hai ba mươi người, sao lại có hiện tượng này? Những vấn đề này hiện nay gọi là tai họa tự nhiên, không có.
“Tai lợi bất khởi”, tai là nói tai họa, lợi là nói đến ôn dịch, không có núi lở đất sụp, hiện nay có. Núi lở đất chìm, đất đột nhiên chìm xuống. “Các thảm họa như động đất, sống thần, đại địa sụp đổ”, đại địa sụp đổ chính là hiện nay nói hố tử thần, đất lún xuống. Lũ lụt, hỏa hoạn_đao binh là chiến tranh, những tai họa này đều không. “Lại không có bệnh ôn dịch lan tràn”, không có những thiên tai nhân họa này. Phật pháp giáo hóa nơi này, người nơi đây đều có thể tiếp nhận Phật giáo hóa, y giáo phụng hành, thiên tai hoàn toàn không có.
Hiện nay chúng ta quan sát tường tận, phàm là nơi có những thiên tai này, không có thánh hiền giáo hóa, cũng không có Đức Phật giáo hóa. Nơi nào có thánh hiền giáo hóa, có Phật giáo hóa, nơi này sẽ thái bình, an nhiên vô sự. Chúng ta bình tĩnh, quan sát kỹ càng, quả đúng là như vậy, rất rõ ràng. Khi thấy rõ ràng minh bạch, mới biết đây là điều hay, không thể không cần đến. Nếu không cần, vậy thì phải chịu khổ chịu nạn, vì sao vậy? Giống như ở đây nói, lũ lụt do tâm tham chiêu cảm nên, Đức Phật dạy chúng ta không tham.
Con người không xa rời ngũ dục, ngũ dục là tài sắc danh thực thùy, đối với điều này Đức Phật không cấm. Ngài dạy chúng ta phải biết tri túc, phải có tiết chế đối với những dục vọng này, không được quá độ. Quá độ thiên tai lập tức hiện tiền, có tiết chế sẽ không bị. Giới luật chính là tiết chế, lễ của Nho giáo chính là tiết chế, mỗi Tôn giáo đều có tiết chế. Chỉ có số ít người tu đạo, họ biết nhìn xa, nhìn thấy quá khứ vị lai. Hy vọng ngay trong đời này ra khỏi lục đạo, ra khởi mười pháp giới, thì phải hoàn toàn buông bỏ ngũ dục. Vì sao vậy? Vì luân hồi lục đạo là cái bóng của ngũ dục, cũng là nguyên nhân thật sự đầu tiên của luân hồi lục đạo. Buông bỏ ngũ dục là không còn nữa, lục đạo không còn, ta tỉnh ngộ từ trong lục đạo, sau đó mới biết đây là một ác mộng, rốt cuộc cũng tỉnh ngộ. Tỉnh ngộ là cảnh giới gì? Là tứ thánh pháp giới: Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật, là cảnh giới này. Thế giới thanh tịnh, thế giới này không có ô nhiễm, thế giới này không có thiên tai, thiên tai đích thực là do ngũ dục dẫn khởi, ngũ dục là tham sân si mạn nghi.
Động đất là ngạo mạn ở đây nói như vậy, sóng thần là tham lam, hoài nghi chiêu cảm nên hố tử thần và đất núi sụp lở. Lũ lụt là tham tâm, hỏa hoạn là sân nhuế, đao binh là chiến tranh, chiến tranh hưng khởi như thế nào? Đầy đủ năm độc. Ôn dịch cũng là ác nghiệp chiêu cảm. Chỉ cần chúng ta có thể làm nhạt tham sân si mạn nghi từ trong nội tâm, sát đạo dâm vọng nhất định phải có tiết chế, tuyệt đối không được tùy tiện.
Trên mặt tình cảm phải khống chế oán hận não nộ phiền, không khống chế là tạo ác nghiệp; khống chế được, có thể không tạo ác nghiệp. Thiên tai nhân họa đều tự làm tự chịu, bản thân tâm hành bất thiện chiêu cảm nên, không phải tự nhiên. Tự nhiên là thiện nhất, là đẹp nhất, tự nhiên sao có thiên tai được! Không tự nhiên, thiên tai mới xuất hiện.
Chúng ta gọi đây là tai họa tự nhiên, là hàm oan cho tự nhiên, như vậy là tạo tội nghiệp. Đẩy thiên tai cho người khác, không biết đây là tự mình làm, tự làm tự chịu. Đây đều là quan niệm tạo nên sai lầm, chúng ta phải triệt để thay đổi sai lầm trước đây. Về mặt lý Phật pháp nói vô cùng thấu triệt, học rồi không thể không phục. Đặc biệt là hiện nay, học Phật có thể đem những phát hiện gần đây của khoa học và triết học để đối chiếu, quý vị không thể không phục.
Người thật sự y giáo tu hành, ở nơi này “nước giàu dân an”, quốc gia giàu mạnh, sản xuất được mùa, nhân dân an lạc. “Không có binh biến can qua”, nghĩa là không có chiến tranh, binh biến can qua là ví với chiến tranh. “Bên trong không có đạo phỉ phản nghịch, bên ngoài không có nước khác xâm lăng, nên có thể bỏ việc võ lo việc văn, dừng can qua không dùng đến”. Điều này phải dựa vào đâu? Phải dựa vào giáo dục Phật giáo. Mọi người đều hiểu rõ ràng minh bạch, chúng ta phải tiêu diệt ý niệm về thủ đoạn chiến tranh, vĩnh viễn không có chiến tranh.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 541)
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *