Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Các bạn đồng học cùng nhau tu hành cần phải khuyến khích nhau

Địa Tạng Bồ Tát
Thứ tư trì các giới cấm, giữ gìn không phạm. Quán Kinh gọi là đầy đủ giới hạnh, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi. Trong tịnh nghiệp tam phước nói: “Che đậy giới tức như cái phễu”, điều này chúng ta cần phải biết.
Lậu khí là cái gì? Khí là đồ đựng, ví như ly trà này của chúng tôi, đây là đồ đựng nó có thể chứa nước trà. Nếu như nó vỡ rồi, có lỗ hổng, nước đổ vào đều chảy hết. Phá giới cũng như là bị bể, đựng đồ thì nó chảy ra, chảy hết. Trì các giới cấm, giữ gìn không phạm, quan trọng.
Giới cấm làm từ đâu? Thập thiện, tam quy, ngũ giới, đây là giới thấp nhất, cần phải thọ trì.
Cách tu như thế nào? Thực sự chính xác, thực hành ở Đệ Tử Quy và Cảm ứng Thiên. Cảm ứng Thiên và Đệ Tử Quy không thể không đọc nhiều, đó là giới. Sau khi đọc xong cần phải làm được, các bạn đồng học cùng nhau tu hành cần phải khuyến khích nhau. Không cần có bất kỳ kiêng kị gì, nhìn thấy người khác sai phải nói, phải khuyến cáo. Đây mới gọi là bạn cùng học đạo, nương tựa vào chúng.
Ở thời đại này của chúng ta, không có ai chỉ ra sai lầm của chúng ta, tự chúng ta không biết được. Người thực sự chỉ ra sai lầm của chúng ta nhất định phải cảm ơn, giúp chúng ta sữa đổi chính mình, giúp chúng ta vãng sanh tịnh độ, giúp chúng ta nâng cao phẩm vị. Bất luận họ là thiện ý, ác ý, cố ý, vô ý, người có thể phê bình chúng ta, có thể nói lỗi của chúng ta, đều là đại ân nhân. Chúng ta thấy được người khác có sai lầm nhất định phải khuyến cáo. Khuyến cáo, chúng ta phải biết đúng lúc. Có những người rất sĩ diện, khi ở trước mặt người khác quý vị nói lỗi của họ, tuy họ biết, nhưng họ oán hận quý vị, họ rất khó tiếp nhận.
Cho nên chỉ lỗi khuyến thiện, phải ở nơi không có người bên cạnh, lúc này thì có thể nói, có người ở bên cạnh, đừng nói, đây là lễ kính. Không ở trước mặt bất kỳ người nào phê bình người khác, lúc chỉ có một mình họ bên cạnh không có người, thì hãy nói. Thực sự có thể tiếp thu, ở nơi chốn đông người mà chỉ trích họ, họ vẫn có thể tiếp thu, con người này chắc chắn thành tựu. Loại người này có, không nhiều, không phải không có, họ thật sự có thể sửa lỗi chính mình, mà còn thật sự có thể cảm ân đội đức.
Thầy giáo dạy học cũng không ngoại lệ, năm xưa chúng tôi thân cận thầy Lý, thầy Lý dạy học, chúng tôi theo ông mười năm. Các đối nhân xử thế tiếp vật của thầy chúng tôi hiểu rất rõ, làm gương tốt cho chúng tôi thấy. Thầy mở lớp học Kinh, phương pháp truyền thụ học Kinh, trong lớp cùng học có hơn hai mươi người. Có hai ba người thầy giáo đối với họ đặt biệt khách khí, họ có lỗi sai, thầy giáo không bao giờ nhắc đến, đều rất khách khí, rất cung kính. Nhưng cũng có mấy người ít nhất cũng phải có năm, sáu người, thầy giáo đối với những người này có đánh có mắng, phê bình trước mặt mọi người, một chút khách khí cũng không có.
Vì sao dùng thái độ không giống nhau đối với học sinh? Tôi hồi đó lúc đi hoài nghi đối với việt này, thầy giáo biết được, một hôm gọi tôi vào trong phòng. Hỏi tôi: có phải đối với việc này có hoài nghi không?
Tôi nói đúng vậy. Thầy giáo liền nói: nghiêm khắc đối với học sinh này, họ muốn học, đánh họ mắng họ, họ cảm ơn, họ sẽ không hận quý vị. Nếu không dạy họ, là có lỗi với họ. Còn những người đối với họ đặc biệt tốt, không thể dạy họ. Quý vị chỉ nhắc nhở một chút, mặt họ lập tức đỏ lên, họ không thể tiếp thu. Chúng tôi mới hiểu rõ, người không thể tiếp thu, chúng tôi thấy, thầy giáo xem họ là học sinh dự thính, không được là học sinh chính thức, học sinh dự thính, rất khách khí rất, ưu đãi. Đây là chúng tôi học được, thực sự có thể tiếp thu, thì phải dạy họ, không thể tiếp thu chỉ có trong lúc giảng Kinh nhắc đến, họ nghe hiểu được thì tốt, nghe không hiểu thì thôi vậy. Đây là mỗi người gặp duyên không giống nhau.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11) – Tập 426.
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm
_()_PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU_()_
Được gắn thẻ , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *