Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Buông bỏ không phải là buông bỏ tất cả công việc, trách nhiệm và bổn phận

Hiểu rõ thì liền buông xuống
Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta chuyên lễ lạy A Di Đà Phật, chuyên niệm A Di Đà Phật, chuyên tưởng A Di Đà Phật, đây chính là Nhất Hướng Chuyên Niệm A Di Đà Phật, vạn duyên phóng hạ, thân và tâm đều giải thoát, chẳng những tất cả Pháp thế gian đều buông bỏ, mà tất cả Pháp xuất thế gian cũng phải buông bỏ luôn. Chúng ta nhất định phải ghi nhớ buông bỏ ở đây chẳng phải là buông bỏ trên mặt sự tướng bên ngoài, nếu từ trên sự tướng bên ngoài mà chúng ta buông bỏ thì là sai rồi. Mà là bảo bạn trong lòng không được lo lắng, bận bịu, suy nghĩ lung tung. Buông bỏ là bỏ ở trong tâm những chấp trước, phiền não, lo lắng, bận bịu, chứ không phải bảo bạn buông bỏ tất cả sự việc. Mà công việc và trách nhiệm mỗi ngày của bạn, bạn cần phải hết lòng, phải cố gắng hết sức mà làm cho thật tốt, vậy thì đúng rồi.
Cho nên, Phật Pháp tại thế gian đều chẳng tách rời khỏi thế gian. Bảo bạn buông bỏ là buông bỏ ở trong tâm của mình, chúng ta phải hiểu chổ này cho rõ ràng. Người thế gian thường hay hiểu sai cái vấn đề này. Khi nghe đến buông bỏ liền nghĩ ngay đến buông bỏ tất cả công việc, nên chuyện gì cũng không làm, dẫn đến những công việc đó không có ai làm. ở trong nhà, bạn là người chủ phụ, bạn không chăm lo cho cái gia đình này, không chăm sóc dạy bảo con cái, ba bữa cơm không ai nấu, mọi người trong nhà vì thế mà phải chịu nhịn đói, con cái phải chịu cảnh lêu lỏng không người chăm sóc, chúng ta học Phật là như vậy hay sao?
Mục đích của chúng ta tu học chính là: “Thượng cầu Phật quả, hạ hoá chúng sanh”. Tất cả những người thân trong gia đình, tất cả những công việc trách nhiệm và bổn phận đều là những đối tượng chúng sanh cần chúng ta độ hoá, mà chúng ta không lo độ. Chúng ta chỉ biết độ cho một mình bản thân chúng ta một cách mù quáng, điều này nói lên tâm lượng quá nhỏ hẹp. Học Phật với tâm lượng nhỏ hẹp như vậy thì làm sao có thể thành tựu?
Nên biết rằng, niệm Phật cốt quý tại tâm niệm, chẳng quý trên hình thứ bên ngoài. Trong tâm buông bỏ vạn duyên, theo đó liền đề khởi một câu Phật hiệu, từng câu từng câu nối tiếp nhau rõ ràng phân minh, vậy thì niệm lực này mạnh lắm. Một niệm A Di Đà Phật vừa đề khởi, lập tức cảm ứng đến A Di Đà Phật, cảm ứng đến mười phương Như Lai. Ngay lúc đó A Di Đà Phật và mười phương Như Lai đồng phóng quang đến nhiếp hộ cho bạn, giúp bạn nâng cao công phu của bản thân lên cao thêm một bậc, đây gọi là Tha lực nhiếp hộ. Nếu dụng công đến mức cùng cực lâu ngày không gián đoạn, bạn sẽ dễ dàng đi tới cảnh giới Nhất Tâm. Cho nên ! Chúng ta học Phật có thể thành tựu hay không là do chúng ta có chịu buông xuống hay không mà thôi.
CHỦ GIẢNG: HT.THƯỢNG TỊNH Hạ KHÔNG
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *