Tôi đã bố thí 60 năm, càng thí càng nhiều! Năm trước, tôi ở nhà in sách thương vụ Đài Loan, đặt một trăm bộ “Tứ Khố Toàn Thư”. Tôi mua nhiều, là khách hàng lớn của họ, nên đặc biệt giảm giá cho tôi. Một trăm bộ bao nhiêu tiền? Năm trăm vạn mỹ kim. Tôi lấy về làm gì? Số sách này đem tặng các trường đại học, tặng vào thư viện. Khoảng tháng sau sách in xong. Càng thí càng nhiều! Tiền không nên lưu giữ. Tiền cất giữ sẽ biến thành giấy bỏ, không dùng được, nên cái này gọi là giấy bạc. Ở đây có đi thì bên kia có về, không nên sợ. Đi nhiều thì về nhiều, đi ít thì về ít, không đi thì không về, mọi việc là như vậy.
Nên bây giờ, tôi sau 70 tuổi, thật giống như Khổng lão phu tử nói “tuỳ tân sở dục bất cự củ”, tâm tưởng sự thành_sau 70 tuổi. Đây đều là thầy dạy tôi. Tôi tin tưởng và thật làm. Bố thí pháp được thông minh trí tuệ, tôi xem cái này còn nặng hơn cả tài bảo, nên có tiền tôi đều in kinh làm pháp bố thí.
Quý vị nghe tôi giảng kinh thời gian cũng nhiều cũng lâu rồi, và nghe tôi giảng pháp hằng năm không giống nhau, quý vị sẽ nhìn ra trí tuệ tăng trưởng, năm này với năm khác không giống nhau. Tôi học với thầy Lý 10 năm, nghe thầy Lý giảng kinh, thầy Lý kêu tôi ngồi hàng đầu, đối diện ông ta và không cho ghi bài. Lúc đầu tôi viết một ít, thầy xuống hỏi tôi, bạn vừa mới viết mà viết cái gì vậy? tôi nói tôi viết bài. Bạn viết cái này làm gì? Tôi nói sợ quên. Thầy nói với tôi không cần viết, cảnh giới mỗi năm không giống nhau. Năm nay viết những thứ này đến sang năm không dùng được nữa. Tôi nghĩ hoàn toàn đúng. Chuyên tâm lắng nghe, không nên ở chỗ này mà lơ đảng. Nên tôi theo thầy Lý 10 năm mà không có vở, nhưng trí tuệ ngày ngày thêm tăng trưởng, ngày ngày càng tiến bộ, ta làm sao có thể dừng lại ở đó, làm gì có đạo lý này? Nhưng các bạn học khác viết bài thầy cũng không nói gì, còn tôi viết bài thầy dạy tôi không nên viết. Đây là bồi dưỡng trí tuệ, là bố thí pháp.
Bố thí vô uý được mạnh khoẻ trường thọ. Điều này đối với tôi mà nói rất quan trọng. Thầy tôi nói với tôi đều rất rõ ràng, thời trẻ đoản mạng. Người thanh niên này không có phước báo lại đoản mạng, cũng may còn có chút trí tuệ, còn chịu nghe lời, có thể cứu được. Nên dạy tôi học pháp bố thí vô uý. Bố thí vô uý học từ đâu? Bắt đầu làm từ việc ăn chay, nên tôi vừa học Phật, năm 20 tuổi, học Phật khoảng sáu tháng là tôi ăn chay trường, không kết oán thù với chúng sanh. Thật vậy, mình ăn thịt nó nữa cân nhưng tương lai trả nó gấp bội. Oan thân trái chủ của ta rất nhiều.
Tôi học Phật sáu tháng sau là không ăn thịt, không ăn các thứ cay nồng, và còn phóng sanh, tích cực phóng sanh. Về sau hoàn cảnh kinh tế tốt hơn, tôi bố thí thuốc men. Trong bệnh viện bố thí tiền thuốc, người nghèo đi khám bệnh, khi không có tiền thì lấy số tiền này. Mới đầu chữ số còn ít, nhưng từ từ cúng dường nhiều hơn, thì bố thí này của tôi cũng tăng lên rất nhiều.
Mấy năm gần đây ở Âu Châu, tôi đã ở Âu Châu 10 năm, sang năm là tròn 10 năm. Tôi ở trong thành nhỏ đó, có một bệnh viện công lập do chính phủ xây dựng. Thành nhỏ người không nhiều, chỉ có khoảng tám chín vạn người dân. Ở bệnh viện này, một năm tôi tặng mười hai vạn tiền phí thuốc men, chỉ định chỉ dùng cho người nghèo.
Còn có một trung tâm chăm sóc người sắp chết do Cơ đốc giáo tổ chức, họ làm rất tốt, tâm lượng của họ cũng rất lớn. Con người khi sắp lâm chung, bất luận là dùng tôn giáo nào, họ đều không phản đối, mà còn hiệp trợ. Điều này rất tốt nhưng không dễ. Họ thiếu kinh phí, tôi cũng giúp đỡ họ mười năm, một năm mười hai vạn. Đây là thuộc về bố thí vô uý. Mỗi năm 24 vạn, mà đã làm mười năm. Nên Thầy dạy tôi nhất định là bố thí tài, bố thí pháp và bố thí vô uý, thì quả báo đạt được là tiền của dùng không thiếu. Ta cần dùng tiền tự nhiên sẽ có. Như vậy quá tốt, quá tự tại. Khi không dùng thì không có, khi dùng nó sẽ đến.
Bố thí pháp tăng trưởng trí tuệ. Bố thí vô uý mạnh khoẻ trường thọ. Phật pháp hay quá, ta muốn cái gì là có thể đạt được cái đó. Chỉ cần ta hiểu được đạo lý hiểu được phương pháp. Như lý như pháp đi cầu, không có gì không đạt được.
Quý vị xem, cầu thành Phật, cầu đến thế giới Tây Phương Cực Lạc đều có thể đạt được, thì việc nhỏ nhặt bình thường của thế gian mà kể gì! Ta cầu không được là do nghiệp chướng của mình, ta có thể sám trừ nghiệp chướng. Những gì ta cầu lập tức cảm ứng. Phật pháp có thể giải quyết mọi vấn đề cho chúng ta. Đây là nói vấn đề rất hiện thực vẫn có thể giải quyết.
Chúng ta học Phật, nghe giáo huấn của thầy, tôi đối với thầy không một chút nghi ngờ, khi hiểu rõ tâm tự nhiên sẽ định, không còn sợ hãi gì nữa. vọng niệm gì đều không cần nghĩ, nghĩ nó cũng vô dụng, nghĩ là sai lầm_đừng nghĩ. Đến thời phải đến thì tự nhiên đến, còn không đến cầu cũng vô dụng. Thầy giáo yêu thương học sinh, Phật Bồ tát còn yêu thương hơn. Nên Chương Gia Đại Sư an tâm cho tôi, lúc tôi mới sơ học. Thầy nói phát nguyện suốt đời phụng hiến cho Phật pháp, thì một đời của ta có Phật Bồ Tát lo cho, mình không cần lo lắng gì. Tôi tiếp nhận, tôi tin tưởng, một chút cũng không hoài nghi. Thuận cảnh là Phật Bồ Tát sắp đặt, nghịch cảnh cũng là sắp đặt.
Sau đó học Hoa Nghiêm, đối với đạo lý này hoàn toàn minh bạch. Thuận cảnh quyết định không có chút gì tham luyến, bạn đã được đề cao. Nghịch cảnh không có chút nào sân nhuế, cũng đã được đề cao, đều là giúp bạn đề cao. Thiện Tài năm mươi ba lần tham vấn học đạo trải qua việc luyện tâm, phải ở trong hoàn cảnh để tôi luyện. Không vượt qua rèn luyện sẽ bị đào thải, bạn có thể chịu được tôi luyện. Tôi luyện gì? Tôi luyện tham sân si mạn. Đặc biệt là tâm tham. Cái này là quan trọng nhất, là vấn đề căn bản. Trong thuận cảnh cần phải học không có tham luyến, ở chỗ này tu thanh tịnh tâm. Trong nghịch cảnh không có sân nhuế, tu thanh tịnh tâm, những gì tu ở đây là chính xác. Tu điều gì? tu thanh tịnh, tu bình đẳng, tu giác ngộ. Năm chữ đằng sau trên đề kinh này chính là thành tựu thanh tịnh bình đẳng giác. Quả báo ở trước ta đạt được, quả báo là gì? Đại thừa. Đại thừa là trí huệ. Vô lượng thọ là đức hạnh. Trang nghiêm là tướng hảo, ta đều đạt được. Trang nghiêm rất quan trọng, trước mắt chúng ta, thân thể của mình là năm này mạnh khoẻ hơn so với năm trước, năm này vui hơn năm trước, năm này so với năm trước tự tại. Đây là gì? Là môn học quan trọng để độ hoá chúng sanh.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong kinh nói có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Từ đâu mà có? Do tu mà có. Trong quá khứ, thời Đức Phật Phất Sa, ngài đã thành tựu. Sau khi thành tựu, phải dùng thời gian một trăm kiếp để tu tướng hảo. Vì sao? Phương tiện để tiếp dẫn đại chúng, không phải chính mình cần. Mọi người trong xã hội, nhìn thấy người có tướng hảo, họ đặc biệt thân thiết. Cho nên nói tướng hảo là một công cụ để mê hoặc chúng sanh. Nếu ta tướng mạo không tốt, rất xấu xí, mọi người nhìn đã thấy ghét muốn đi cho xa, thì còn có thể độ chúng sanh chăng?
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 75)