“A Di Đà Phật kim hiện tại thuyết pháp kinh vô lượng kiếp. Quan Âm tức bổ kỳ xứ, hiệu Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Phật, cố vô Phật tiền Phật hậu nạn dã”. Đó là nói Thế giới Cực Lạc, Phật A Di Đà, duyên giáo hóa chúng sanh của Ngài đã hết, Ngài cũng nhập Niết Bàn, vậy Thế giới Cực lạc phải làm sao? Quan Âm Bồ Tát tiếp nối thành Phật. Không như thế giới này của chúng ta. Quí vị nghĩ xem, sau khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ, đức Phật tiếp theo là Bồ Tát Di Lặc. Bồ Tát Di Lặc đến thế giới này thành Phật, khi nào mới đến? Thời gian ở thế gian chúng ta là sau 5.600.070.000 năm (ngũ thập lục ức thất thiên vạn năm), Bồ Tát Di Lặc đến thế gian này để thành Phật. Cũng chính là nói, ở thế gian này, thời gian giữa Đức Phật này và đức Phật khác xuất hiện quá lâu. Trong thời gian dài như vậy không có Phật giáo hóa chúng sanh phải làm sao? Đức Phật thật rất từ bi. Quí vị xem, trong “Kinh Địa Tạng”, đức Phật Thích Ca Mâu Ni dặn dò đức Địa Tạng Bồ Tát: sau khi đức Thế Tôn diệt độ, trước khi Bồ Tát Di Lặc xuất thế, thời gian này, mong Địa Tạng Bồ Tát Đại từ đại bi thay Phật giáo hóa chúng sanh. Cho nên Địa Tạng Bồ Tát cao hơn tất cả Bồ Tát khác. Hiện nay Ngài đang thay thế Phật. dụng ý ở đây thật thâm sâu, phải nên thể hội cho được vậy. Vì sao đức Thích Ca Mâu Ni Phật không đem việc thay thế Phật giao cho Quan Âm Bồ Tát? Giao cho Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát? Vì sao không giao cho ai khác, mà giao cho Địa Tạng Bồ Tát?
Trong pháp đại thừa Địa Tạng Bồ Tát tượng trưng cho pháp gì? Chúng ta sẽ hiểu ra. Địa Tạng Bồ Tát tượng trưng cho “hiếu thân tôn sư”. Phật không trụ thế, không ở thế gian này, không có Phật, người người hiểu được hiếu thuận cha mẹ, tôn kính sư trưởng. Xã hội này sẽ không bị loạn, xã hội sẽ yên bình. Nhân dân sinh hoạt rất hạnh phúc. Hiếu thân tôn sư là gốc của Phật pháp Đại Thừa. Dường như ngày nay cái cây này, cây đã đến mùa đông rồi, lá rụng hết, hoa quả cũng chẳng thấy nữa. Ngày đông dằng dặc, gốc của nó chưa hư, đến mùa xuân lại sẽ nảy mầm, lại sẽ đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết quả. Địa Tạng Bồ Tát tượng trưng cho gốc rễ. Gốc rễ chôn vùi dưới đất. Gốc rễ này là “hiếu kính”. Pháp thế gian xuất thế gian, đều từ gốc rễ hiếu kính mà sinh trưởng. Ngày nay Phật Pháp gặp nạn, nạn đến mức độ nào? Gốc rễ bị phá sạch rồi. Trên thực tế, chúng ta không xem nó là “phá sạch”, mà coi nó bị tổn hại nghiêm trọng. Vì sao vậy? gốc này là thật, bất luận người nào cũng không thể diệt trừ nó được. Ngay súc sinh cũng có thể làm được, con người nếu tiếp thu được giáo dục của Thánh Hiền, thì gốc này dễ dàng hồi sinh trở lại, dễ dàng nảy mầm, lại lớn lên, chắc chắn sẽ ra hoa hết quả. Gốc của truyền thống văn hóa Trung hoa chính là hiếu để. Câu đầu tiên trong “Tịnh Nghiệp Tam Phước” dạy chúng ta: “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Đó là gốc, đáng tiếc ngày nay không ai dạy nữa. Thời gian làm mất lâu quá, tổn hại nghiêm trọng quá rồi. Nói thật lòng, đối với sự việc này chúng ta đã mất hết niềm tin. Nhưng chúng ta làm thí nghiệm ở Thang Trì phát hiện gốc vẫn còn. Mọi người cùng học tập “Đệ Tử Quy” không đến ba tháng, đều hiểu được hiếu đạo, đều hiểu tôn kính người lớn. Chúng tôi cảm thấy rất kinh ngạc. Con người sao mà dễ dạy quá vậy. Không khó chút nào. Nhưng ở đây có một vấn đề then chốt, bản thân người dạy phải làm được. Bản thân chưa làm được, sẽ không có hiệu quả như vậy. Cho nên năm xưa, 37 vị Thầy dùng bản thân làm nguyên tắc. Họ đem “hiếu thân tôn sư” diễn ra, biểu diễn ra, để quí vị thấy được, để quí vị tự thân thể hội được, cảm động được cư dân nơi đó. Bản thân không làm được, chỉ nói suông, ai tin tưởng ta? Cho nên Phật dạy người, diễn thuyết, y giáo phụng hành, vì người mà diễn thuyết. Diễn là biểu diễn, làm để người khác thấy, người ta hỏi, quí vị nói rõ thêm cho họ. Họ liền hiểu được. Quí vị chưa làm được, quí vị nói làm sao, không giống, nói không giống được. Cho nên không thể cảm động người khác. Bản thân thực sự làm được rồi, quí vị nói ra mới có thể cảm động người khác.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 333.