Số mạng mỗi người tiền tài từ đâu đến. Đời này quý vị có thể sở hữu bao nhiêu tài sản, bất luận quý vị dùng thủ đoạn gì đạt được, đều là số mạng quý vị vốn có. Số mạng quý vị không có nhiều của cải như thế, khi của cải đến thì tai họa cũng đến theo.
Quý vị phát tài lớn, lại không bệnh tật, người nhà đều rất tốt, chứng tỏ số mạng quý vị có. Nếu số mạng không có, quý vị đạt được tiền tài thì tai họa lập tức ập đến, không phải bệnh tật cũng có tai họa. Bị người trộm, bị người cướp đoạt, thậm chí còn mất mạng, đó là số mạng quý vị không có. Nếu dùng mưu kế, những phương pháp bất chánh đạt được, của cải trong số mạng của quý vị đã giảm sút, nhưng bản thân ta không hay biết. Ví dụ được 1 tỷ đồng, tôi đưa ra ví dụ này, trong số mạng quý vị có. Dùng thủ đoạn bất chính có được chừng đó, nếu dùng thủ đoạn chính đáng, không chỉ bao nhiêu đó! Số mạng ta có ít nhất là 2 tỷ đồng, quý vị đã bị tổn giảm một nửa, vậy mà bản thân tưởng là rất nhiều, thật ra là bị mất hết một nửa rồi.
Số mạng không có, như tôi là số mạng không có, kho của trống trơn, không có. Vậy phải làm sao? Không có thì phải tu. Cho nên của cải trong số mạng là tu được trong đời quá khứ. Nếu một người có tài sản trên 10 tỷ, ít nhất tu năm đời, không phải một đời, một đời tích lũy không nhiều đến thế, ít nhất phải năm đời. Có rất nhiều người đại phú đại quý, tích lũy phải mười đời. Trong lịch sử Trung quốc ta có thể thấy được điều này. Quốc sư Ngộ Đạt là một người xuất gia, có thể được hoàng đế phong làm quốc, mười đời. Tôn giả Ca Nặc Ca nói với ngài, mười đời làm cao tăng, có thể nói ngài từ đời này qua đời khác, mỗi đời đều xuất gia, đều tu hành. Mười đời làm cao tăng mới đạt đến vị trí này, không phải ngẫu nhiên. Tiền của cũng như thế, đời đời kiếp kiếp tu tài bố thí, mới có được phước báo lớn lao đó.
Chúng ta hiện nay trong tài khố không có của thì sao? Bây giờ tu vẫn còn kịp, thầy giáo dạy tôi tu. Vì lúc đó quả thật rất khó khăn, cuộc sống vật chất của tôi rất thiếu thốn. Tôi nói với thầy, thu nhập mỗi tháng của tôi chỉ đủ sống, đâu có tiền để bố thí? Thầy hỏi tôi một hào có chăng? Được, một hào được, không sao. Một đồng được chăng? Một đồng còn được. Vậy anh bắt đầu từ một hào, một đồng này mà bố thí. Tôi nghe lời làm theo, một đồng một hào này làm sao bố thí? Vì lúc đó tôi thường đến chùa, nguyên nhân là đến chùa mượn kinh sách, những ngày nghỉ hầu như đều đến chùa chép kinh. Trong chùa có in kinh, cầm một trang giấy đến nói: in kinh mọi người góp tiền vào, nhiều hay ít tùy tâm. Tôi cũng dùng một đồng, năm hào, đây là in kinh.
Ngoài ra còn có phóng sanh, cũng cầm trang giấy đến, mọi người cùng đóng góp tiền phóng sanh. Nộp tiền phóng sanh cũng tùy tâm, một hai hào đều được. Tôi bắt đầu tu phương pháp bố thí từ đây, quả thật càng thí càng nhiều, không thể nghĩ bàn! Càng nhiều càng thí, của cải không nên tích trữ. Bởi vậy người xưa nói rất hay, của cải gọi là hàng lưu thông, giống như dòng nước vậy, bên kia chảy ra, bên này chảy vào. Nếu là nước đọng, không thể chảy ra được, bên này cũng không vào được. Nước đó sẽ hư, phát mùi hôi. Vì thế của cải nhất định phải thông, nghĩa là nói thu nhập nhiều phải bố thí nhiều, thu nhập ít thì bố thí ít, có là đem ra bố thí, của cải đó dùng mãi không hết. Quý vị nên biết, biết bao nhiêu người nhận được ân huệ, công đức ta tích lũy được rất lớn lao. Không những ta có của cải, mà còn có đức hạnh. Bố thí pháp thông minh trí tuệ, bố thí vô úy mạnh khỏe sống lâu.
Thầy dạy cho tôi ba phương pháp này, tôi đã thực hành ba phương pháp này suốt 60 năm. Bây giờ tôi khẳng định khuyên mọi người, tôi đã làm ra thành tích, đây là thật không phải giả. Như thế nào? Càng thí càng nhiều, của cải dùng không thiếu, phải thực hành! Bố thí pháp, dạy học thuộc về bố thí pháp, tăng trưởng thông minh trí tuệ. Bố thí vô úy là giúp những người khổ nạn, ví dụ gặp thiên tai cứu nạn thuộc về bố thí vô úy. Người khác có bệnh khổ, không có tiền trị bệnh, quý vị giúp đỡ họ, đây thuộc về bố thí vô úy. Ăn chay là bố thí vô úy, không kết thù oán với chúng sanh. Ngày xưa ăn thịt chúng là không biết, chưa học Phật nên không biết. Sau khi học Phật hiểu được, không nên kết oán thù với chúng sanh. Cho nên tôi học Phật khoảng nữa năm là bắt đầu ăn chay, tôi biết rằng không nên kết oán thù với chúng sanh. Tôi ăn chay đến nay là 59 năm, quý vị nói ăn chay không mạnh khỏe, tôi thấy thân thể tôi rất tốt. Bố thí vô úy quả báo là mạnh khỏe sống lâu, tôi đã đạt được.
Lúc còn trẻ rất nhiều người xem tướng tôi, đều nói tôi sống không quá 45 tuổi, tôi tin. Nguyên nhân tôi tin vì trưởng bối trong nhà tôi, đều sống không quá 45 tuổi. Ông nội tôi 45 tuổi ra đi, bác tôi cũng 45 tuổi ra đi, ba tôi cũng 45 tuổi đi, cho nên họ nói tôi sống không quá 45 tuổi tôi tin. Tôi đến sang năm là 85 tuổi, tôi không cầu thọ mạng, không cầu trường thọ. Sống trên đời này không vì bản thân, là vì chánh pháp cửu trú, vì hoằng pháp lợi sanh. Không vì chính mình, nên được đại tự tại. Không có gì cả, nhưng cũng không thiếu gì cả, quý vị xem tự tại biết bao, không lo lắng gì.
Trước đây thầy Phương nói với tôi: “học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người”. Tôi luôn hoài niệm về thầy, người chỉ cho tôi con đường này. Trong thời đại lớn này, con người một đời có thể sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn, ngày ngày an lạc, ngày ngày pháp hỷ sung mãn, không dễ! Thầy chỉ con đường này rất chính xác, vĩnh viễn cảm kích thầy. Cho nên phát nguyện rất quan trọng. Trong đời này, trong đời này, tôi có phương hướng, có mục tiêu, vĩnh hằng bất biến, điều này an lạc vô cùng.
Khoảng hai mươi mấy năm trước, tôi thường nói: chúng ta sống trong xã hội này, mỗi người đều có hành nghiệp của riêng mình, làm tốt bổn phận của mình, hợp tác với các hạnh nghiệp khác nhau, xã hội này tốt đẹp biết bao. Đừng can dự đến người khác, đừng hỏi han người khác, làm tốt việc của mình. Ngày nay chúng tôi đi theo con đường này, nghề nghiệp chính là dạy học, giáo dục Phật giáo. Đây là thầy Phương Đông Mỹ truyền cho tôi, giáo dục Phật giáo. Bản thân học tốt, dạy tốt môn học này, như vậy là chúng ta đã làm tròn trách nhiệm. Không phải công việc của mình đừng hỏi han, tâm ta mới thanh tịnh. Nếu như muốn học mọi thứ, mọi thứ đều thông thái, tâm sẽ không thanh tịnh. Những gì ta học được là tri thức, không phải trí tuệ. Tôi chỉ chuyên vào công việc của mình: nhất môn thâm nhập trường thời huân tu. Trong này có tam muội, có trí tuệ, không giống nhau.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 171 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không