Đạo Phật

Ngũ độc

Đức Phật
Có một người cảm thấy mình rất tu tâm tích đức, thường xuyên làm điều tốt, chả hại ai bao giờ. Ấy vậy mà cuộc đời cứ mãi long đong vất vả, không được bằng bạn bằng bè.
Một lần lên chùa vãn cảnh, quá buồn cho số phận mình liền tiến đến hỏi một vị sư:
Thưa thầy, vì sao con sống tốt, sống thiện, mà đời con cứ khổ mãi chưa thấy khá lên được?
Vị thầy thong thả hỏi lại :
Con nói con khổ, hãy nói rõ cho ta biết nỗi khổ của con là gì?
Thưa thầy, con thấy mình sống tốt mà cuộc sống vẫn khổ sở, trong khi bao kẻ gian ác, làm ăn giả dối lại sống thoải mái quá vậy? Con biết thầy sẽ nói con có ác tâm nhưng thực tình con không hề làm điều ác, con sống đúng lời Phật dạy.
Sư thầy bình tĩnh trả lời :
Nếu con nghĩ mình có ác tâm, rằng trong lòng con còn có gì đó sai, thì con sẽ sửa chính mình. Còn khi con phủ nhận điều đó, thì con chỉ lo sửa thế giới, sửa người xung quanh, mà có sửa thế giới được không? Hiện nay con sống đầy đủ, có cơm ăn áo mặc, thân thể khỏe mạnh không bệnh tật, để tồn tại được con chỉ cần những thứ đó là đủ. Thế nhưng con lại muốn nhiều hơn cái mình cần, đó gọi là Tham.
Con thấy người khác làm điều ác mà sống sung sướng giàu có, con nổi giận với họ, đó gọi là Sân.
Con nghĩ rằng chỉ cần sống tốt là sẽ được giàu có sung sướng mà không hiểu rằng phải đủ Nhân Quả việc đó mới xảy ra. Không hiểu về Nhân Quả, không hiểu về sự thật, đó gọi là Si.
Con nghĩ mình sống lương thiện, còn người khác sống ác, con so sánh mình với họ, cho rằng họ kém con, đó là tâm Mạn ( kiêu ngạo).
Con so sánh cuộc sống của mình với người khác lại sinh ra ghen tị, đó gọi là Nghi (đố kị).
Ngũ độc của nhà Phật có “Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi” thì trong con có đủ.
Hỏi cuộc sống có thể an nhàn hạnh phúc được không???
Nguồn : sưu tầm.
————————————–
Một lượt chia sẻ hoặc một câu bình luận của bạn đều sẽ giúp cho nhiều người tiếp cận được bài viết hơn. Xin các bạn đừng ngại bỏ thêm chút công sức để chung tay đem Thiện Pháp, đem đạo lý Nhân Quả Phật dạy đến với mọi người. Cuộc đời bớt đi một chút tăm tối của vô minh, tăng thêm chút ánh sáng của Phật Pháp.
Công Đức Vô Lượng
Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *