Tôi chỉ niệm Phật, khi gặp việc gì chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật là được.
– Tôi vốn ưa giúp người, nhưng vì giúp người mà bị nhiều sự hủy báng. Mặc dù vậy, lòng lợi tha của tôi cũng không thối chuyển, nếu đem đầu tôi chặt đi, tôi cũng vui vẽ bằng lòng. Ai chửi mắng tôi, tôi cũng xem đó như lời ca tiếng hát; ai đánh tôi cũng như đánh vào vách, vì tôi muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo .
– Ngài chính là Bồ Tát.
– Ngài là đại A La Hán, chúng ta sớm đã biết nhau, mấy chục năm không gặp, bây giờ lại được trùng phùng. Tuy nói như vậy nhưng thật ra chúng ta đã gặp nhau mấy lần rồi.
– Ngài vừa đến, tôi đã biết trước Ngài là ai; tâm Bồ Tát định gặp tức là gặp
– Phàm có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng là phi tướng tức là thấy Như Lai.
– Ấy vẫn còn là sắc tướng, dù sao tướng vô hình có được cũng do tu luyện từ tướng hữu hình mà ra.
– Mượn giả để tu chơn .
– Những gì mắt thấy đựơc thì vẫn còn sanh diệt, những gì mà tai nghe đựơc cũng như vậy .
Thỉnh Hoà thượng trụ thế lâu hơn, trong chỗ vô hình Ngài hộ trì cho tôi hoằng pháp .
– Lần này tôi muốn rời cõi Ta-bà, không ngờ bị tín chúng giữ lại.
– Đến – không từ đâu mà đến; đi – không từ đâu mà đi .
– Tôi muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, – đến đi tự tại .
Pháp sư cười nói :
Ngài không đi, bởi vì tôi chưa đến; bây giờ tôi đến rồi thì Ngài lại càng không được đi. Ngài phải trụ thế lâu hơn để cho thế giới hoà bình. Chúng ta mỗi người ở mỗi nơi, làm việc riêng của mình. Xin Hoà thựơng đem tinh thần giúp tôi hoằng pháp lợi sanh, hàng phục thiên ma, thuyết phục ngoại đạo .
– Còn như bây giờ chúng ta đang nói đến chuyện hoằng pháp; không thể mang cái gì ra để hoằng pháp, mà phải tu đạt đến chỗ cảm hoá người một cách vô hình. Đến như kẻ xấu trông thấy cũng khởi lòng tin, không cần dùng lời nói .
– Đúng vậy, đúng vậy ! Hồi tôi ở Mỹ, nhiều người giàu có đến chùa tôi cũng không tiếp chuyện, nhưng họ vẫn khởi tâm kính ngưỡng, ấy gọi là : “động” cũng đại chuyển pháp luân “ tĩnh ” cũng đại chuyển pháp luân; động-tĩnh không hai, tĩnh-động là một .
Sư phụ cười, Pháp sư Độ Luân cũng cười, Pháp sư ngửa bàn tay đưa cho sư phụ xem, sư phụ cũng ngửa bàn tay đưa cho Pháp sư xem. Hai người cùng mỉm cười hiểu ý nhau .
Sư phụ nói :
– Tôi không định nói điều gì cả, nhưng vì Ngài nói nên tôi mới nói, không cần phải nói nhiều lời
– Tôi không nói gì cả :
Pháp sư Tạng Độ thấy sư phụ ngồi từ sáng đến chiều, tỏ ý :
– Hoà thượng ngồi lâu quá rồi !
– Chính Ngài mới ngồi lâu đấy chứ .
Ngày 3 và 4 tháng 7 – 1974
Sư phụ bắt đầu giảng dạy. Lúc ấy không có người ghi chép, bây giờ chúng tôi hồi ức lại lời sư phụ dạy, xin lược ghi ra đây :
“Cư sĩ đến chùa cúng dường tài vật là để tạo phước điền, phải nên bố thí không hình tướng thì công đức mới lớn, nghĩa là không thấy người bố thí, vật bố thí và người được bố thí.
Cư sĩ đến chùa tụng kinh bái sám phải thành tâm, phải buông xả. Không nên thân ở Chùa mà tâm lại lo nghĩ đến con cái ở nhà; con cái tự có phước báo của chúng, nên không cần quan tâm đến mà phải chuyên tâm học Phật. Nếu như còn để tâm lo nghĩ đến con cái và việc nhà, tức là người si mê .
Cư sĩ đem phẩm vật đến cúng dường chư Phật, vật ấy trở thành vật của Tam Bảo, không còn là vật của mình .
Giả sử trẻ con dẫn đến chùa đòi ăn trái cây cúng Phật hoặc đã cúng rồi, không thể tự tiện lấy cho. Vì phẩm vật ấy đã trở thành vật của Tam Bảo, không thuộc về mình. Muốn cho chúng thì phải có sự đồng ý của người xuất gia trong chùa .
Cư sỹ đến chùa tụng kinh bái sám, tham gia Pháp hội, phải sống hoà đồng, không nên chê thức ăn ngon dở, vì ở chùa không giống như ở nhà. Ở nhà có thức ăn ngon, còn đến chùa thì phải ăn thức ăn đơn sơ, đạm bạc mới đúng. Cư sỹ đến chùa phải giúp đỡ công việc trong chùa, không nên nhàn rỗi vô sự, không nên nói chuyện đông chuyện tây, bàn luận thị phi.
Người xuất gia ở trong chùa, đối với người tại gia đến chùa lễ bái, không được cùng họ bàn chuyện thế tục, cần phải hướng dẫn họ học Phật như thế nào . Vì mục đích của cư sỹ đến chùa là để xin nhờ người xuất gia giảng dạy Phật pháp, theo người xuất gia để học cách đốt hương lễ phật, niệm Phật. Mục đích của người xuất gia là liễu sanh thoát tử mà muốn liễu sanh thoát tử thì cần phải nỗ lực tu hành, nếu không khổ hạnh thì không thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, chắc chắn đời sau sẽ rơi vào sáu nẻo luân hồi. Trong 4 loài noãn, thai, thấp, hoá, người là thai sanh có linh giác trong vạn vật, rất thông minh, cho nên con người tu học Phật pháp tương đối dễ dàng. Còn các động vật khác thì rất ngu si, không thích ứng đựơc với sự học Phật pháp.
Người xuất gia phải nên biết rằng, đựơc làm thân người không phải là dễ, phải biết nắm lấy cơ hội được làm thân người để nỗ lực tu hành, mong cầu giải thoát. Nếu không thì tu chưa thành đạo lại sẽ phải tái sanh trong bốn loài, cũng chẳng biết sẽ sanh vào loài nào.
Giả như kiếp sau sanh vào loài chim (noãn sanh), loài cá (thấp sanh), loài sâu bọ (hoá sanh), trí tuệ của chúng thấp hoặc không có trí tuệ các loài ấy muốn tu học Phật pháp rất khó.