Phật dạy chúng ta không nên xem thường người tạo ra nghiệp ác đa đoan. Tại sao? Ví dụ trong “Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh” có nói về vua A Xà Thế (Ajatasattu) bị Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) dụ dỗ, nói rằng phụ vương của A Xà Thế tuổi tác đã cao nhưng vẫn bám giữ ngôi vị mà không chịu truyền ngôi lại cho A Xà Thế, xúi giục A Xà Thế hại chết phụ vương thì mới sớm được lên ngôi vương. A Xà Thế đã nghe lời mê hoặc mà hại chết phụ vương thật, còn người mẹ thì bị nhốt vào cấm cung. Thời bây giờ ta gọi là thái tử làm chính biến.
Đề Bà Đạt Đa thì nhiều lần muốn làm hại Phật Thích Ca Mâu Ni, cho nên hai người họ câu kết nhau ; một người lên làm ông vua mới – một người lên làm ông Phật mới, ông vua mới sẽ ủng hộ cho ông Phật mới. Đó là họ đang tạo nghiệp tội ngũ nghịch và thập ác. Phật nói với chúng ta trong Kinh, Đề Bà Đạt Đa bị đọa địa ngục, mặt đất nứt ra – bên dưới là hỏa ngục và Đề Bà Đạt Đa thì bị rơi xuống đó, đó là quả báo hiện thế. Còn vua A Xà Thế thì trước lúc lâm chung đả sám hối – đó là thành tâm sám hối niệm Phật cầu sanh Thế Giới Cực Lạc.
Trong “A Xà Thế Vương Kinh” có nói, ông ta sanh nơi Tây Phương Cực Lạc được quả vị Thượng phẩm Trung sanh. Khi tôi xem đến đoạn này trong Kinh thì rất ngạc nhiên, ông ta tạo nghiệp nặng như vậy, nếu Phật nói ông ta được quả Hạ phẩm Hạ sanh thì tôi không nghi hoặc, nhưng Thượng phẩm Trung sanh thì tôi vô cùng ngạc nhiên! Sau đó tôi phân tích kỹ lưỡng thì mới thấy, vãng sanh có hai phương thức ; một là ta tu hành bình thường – tích lũy công đức để đươc vãng sanh, phương thức thứ hai là người tạo ra nghiệp tội, trước lúc lâm chung sám hối cũng được vãng sanh. Cho nên uy lực của sám hối thật đáng kinh ngạc!
Lão Pháp sư Tịnh Không khai thị (hồi thứ 27) ;