“Cung thận bảo trì”, bốn chữ này rất là quan trọng, chúng ta tu học thành công hay thất bại mấu chốt chính ngay ở trên câu này. Chúng ta tu hành công phu không có lực, thực tế mà nói, bốn chữ này chúng ta không có. “Cung” là cung kính, “thận” là thận trọng, cẩn thận, cũng chính là nói nghĩ gì thì làm vậy, mỗi niệm nối nhau, vĩnh viễn không thay đổi, như vậy mới gọi là cung thận, mới gọi là bảo trì. Tu học ngày nay của chúng ta đã thiếu kém hai chữ này. Hai chữ này chính là đại sư Ấn Quang thường hay dạy người cung kính thành kính. Đại sư ngài nói thành kính, một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Cung thận chính là ý nghĩa của thành kính. Ngày nay chúng ta tu học, không luận tại gia xuất gia, nghiên giáo học kinh, niệm Phật dụng công, kém khuyết chính là chân thành cung kính. Tâm thành của chúng ta không đủ, cung kính của chúng ta không đủ, cho nên công phu niệm Phật không có lực. Ở Phật đường chúng ta nhìn thấy tượng Phật không hề xem tượng Phật là Phật thật, đây chính là không đủ thành kính. Người chân thật đầy đủ thành kính nhìn thấy tượng Phật giống như thấy Phật thật vậy, lễ kính thừa sự cúng dường.
Thực tế mà nói, vào nửa thế kỷ về trước, thông thường đại chúng vẫn có thể có tâm cung kính. Thí dụ khi xem thấy trưởng bối, ở thế gian xem thấy trưởng quan, xem thấy tổng thống, tuy là họ không có học qua, không có người dạy họ, tự nhiên họ liền sẽ phải cung phải kính, nói chuyện thanh âm cũng nhỏ, đi đường bước đi cũng nhẹ nhàng. Loại thái độ cung kính chân thành đó rất rõ ràng bạn liền có thể thấy ra được. Thế nhưng ngày nay sau 50 năm thì không được. Ngày nay mọi người dân chủ mở rộng tự do, mọi người đều lớn như nhau, xem thấy tổng thống ông có gì cừ khôi chứ, ông cũng gần giống như tôi thôi mà? Cho nên nói một chút tâm cung kính cũng không có. Xem thấy cha mẹ sư trưởng cũng là như vậy. Học nghiệp, đạo nghiệp làm sao có thể thành tựu?
Hiện tại cơ hội nhiều hơn so với trước. Lúc trước chúng ta được một quyển sách thật là không dễ dàng, phải chép lại, có được một bộ kinh sách, quyển sách đóng vào thời xưa không dám viết chữ ở trên đó, không dám đánh ký hiệu ở trên đó. Vậy muốn dùng nó thì phải làm sao? Phải chép ra một quyển khác, chép ra một quyển ở trên đó chính mình làm chú giải, đánh dấu hay móc ngoặc thì ở trên quyển này, cũng chính là sơ học lên bục giảng, giảng kinh mới dùng cuốn này, nguyên bản thì không được đụng đến. Sách xưa này là đời đời truyền nối nhau, chúng ta xem rồi còn phải truyền lại cho đời sau, bạn nói xem thời xưa khổ đến mức nào! Khi tôi mới bắt đầu học Phật là chép kinh, không dám đụng đến nguyên bản. Hiện tại trên tay tôi vẫn còn một số sách kết chỉ thời xưa, các vị xem qua thì liền biết được, khi tôi dùng vẫn là phải chép ra. Hiện tại thuận tiện, duyên thù thắng hơn quá nhiều so với ngày trước, có thể chụp ra, thế nhưng tâm cung kính không có, thành tựu khó hơn nhiều so với người trước.
Chúng ta cầu học, gặp được thiện tri thức, thiện tri thức tại vì sao chăm sóc bạn đến như vậy? Tại vì sao đặc biệt quan tâm bạn, giúp đỡ bạn, thành toàn bạn? Là bởi vì bạn có tâm cung kính, bạn chân thật muốn học, bạn chân thật lấy học tập xem thành một việc lớn, bạn rất thận trọng, rất nỗ lực, thiện tri thức nhất định phải giúp đỡ bạn. Họ không giúp bạn là họ có lỗi với bạn. Nếu như thái độ của bạn đối với học tập không hề chuyên tâm, tùy tiện qua loa, thì thiện tri thức không hề quan tâm bạn. Vì sao vậy? Chăm sóc bạn phí công uổng sức, không ích gì. Cho nên lời của Ấn Tổ chúng ta liền hiểu, bạn có một phần thành kính thì thiện tri thức chăm sóc bạn một phần, bạn có hai phần thành kính thì chăm sóc bạn hai phần. Sẽ không chăm sóc nhiều, vì chăm sóc nhiều không ích gì, thời gian tinh thần đều lãng phí. Nếu như bạn có tâm thành kính chín phần mười phần, họ chăm sóc bạn chỉ có tám phần chín phần thì họ có lỗi với bạn. Cho nên chúng ta chính mình cầu học, “cung thận bảo trì”, bốn chữ này nhất định phải đầy đủ thì ngay đời này của chúng ta mới có thể có được thành tựu nhất định.
(Trích: Kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, tập 97)